Ghẹ Trà Cổ trước nguy cơ cạn kiệt

Ông Nguyễn Quý Lộc, cán bộ khuyến nông phường Trà Cổ, cho biết: Cách đây khoảng 2 năm, mỗi ngày ngư dân trên địa bàn phường đánh bắt ghẹ đạt từ 70kg đến 1 tạ. Nhưng hơn một năm trở lại đây, sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; trung bình mỗi ngày, một ngư dân làm nghề khai thác ghẹ cũng chỉ thu hoạch được nhiều nhất khoảng 6kg.
Còn ông Phạm Ngọc Kha (khu Đông Thịnh, phường Trà Cổ) là ngư dân có trên 30 năm làm nghề khai thác hải sản, thì chia sẻ: Ghẹ tập trung không chỉ riêng ở mỗi vùng biển của phường Trà Cổ mà còn phân bố ở các địa phương lân cận, như xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, phường Bình Ngọc. Trước đây, ghẹ nhiều đến mức có người một ngày khai thác khoảng vài tạ. Cách đánh bắt ghẹ đơn giản, ngư dân chủ yếu đi trên thuyền, mảng thả lưới, thời gian bắt đầu đánh từ 3 giờ chiều, đến tầm 3 giờ sáng thì kéo lưới lên. Mùa ghẹ ở Trà Cổ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm…
Ghẹ Trà Cổ nổi tiếng thơm ngon, không giống như ghẹ ở các nơi. Theo ông Kha, ghẹ Trà Cổ có trọng lượng nhỏ hơn ghẹ các vùng khác, trung bình chỉ khoảng 10 con/1kg. Nhưng bù lại, ghẹ Trà Cổ rất khoẻ, thịt chắc và màu trắng tuyết, có mùi thơm đặc trưng. Ghẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tuỳ thuộc vào sở thích và thực đơn mỗi người. Vì thế từ trước đến nay, ghẹ Trà Cổ vẫn là món ăn ngon đặc biệt yêu thích đối với rất nhiều người.
Vì là đặc sản nên giá ghẹ hiện nay cũng rất cao, tuỳ thuộc vào chủng loại, trung bình giá ghẹ giao động từ 200.000 - 800.000 đồng/kg. Ghẹ Trà Cổ đem lại thu nhập ổn định cho nhiều ngư dân. Hiện nay trên địa bàn phường Trà Cổ có tới 70% người dân sống và làm nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 221 hộ dân có khai thác đánh bắt ghẹ truyền thống. Được biết, từ năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với TP Móng Cái đã xây dựng dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu ghẹ Trà Cổ”, trong đó có việc xây dựng nhãn hiệu, nhãn mác, phát triển thị trường cũng như khai thác bền vững nguồn lợi ghẹ Trà Cổ. Tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2015 (tổ chức vào tháng 5 tại TP Hạ Long), ghẹ Trà Cổ là sản phẩm được trưng bày để quảng bá giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và du khách.
Mặc dù đã được chọn làm thương hiệu, nhưng đáng buồn là trong vòng 2 năm trở lại đây, ghẹ Trà Cổ đang bị sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng. Lý giải nguyên nhân này, ông Khổng Minh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND phường Trà Cổ, cho biết: Hiện nay, ngư dân đã sử dụng các loại tàu có công suất lớn, cách thức đánh bắt và khai thác tận diệt nên sản lượng ghẹ trong tự nhiên bị sụt giảm. Phường Trà Cổ đã nghiêm cấm ngư dân không sử dụng cách đánh bắt tận diệt và hạn chế đánh bắt ghẹ có kích thước nhỏ để bảo đảm duy trì nguồn lợi và bảo tồn ghẹ tự nhiên trên địa bàn. Ông Nguyên cho biết thêm, hiện phường chỉ quản lý số lượng tàu thuyền của ngư dân trong phường còn số lượng phương tiện và ngư dân các địa phương khác khai thác thì cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương để bảo vệ không chỉ con ghẹ mà còn nhiều loài hải sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.