Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ghẹ Trà Cổ trước nguy cơ cạn kiệt

Ghẹ Trà Cổ trước nguy cơ cạn kiệt
Ngày đăng: 15/07/2015

Ông Nguyễn Quý Lộc, cán bộ khuyến nông phường Trà Cổ, cho biết: Cách đây khoảng 2 năm, mỗi ngày ngư dân trên địa bàn phường đánh bắt ghẹ đạt từ 70kg đến 1 tạ. Nhưng hơn một năm trở lại đây, sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; trung bình mỗi ngày, một ngư dân làm nghề khai thác ghẹ cũng chỉ thu hoạch được nhiều nhất khoảng 6kg.

Còn ông Phạm Ngọc Kha (khu Đông Thịnh, phường Trà Cổ) là ngư dân có trên 30 năm làm nghề khai thác hải sản, thì chia sẻ: Ghẹ tập trung không chỉ riêng ở mỗi vùng biển của phường Trà Cổ mà còn phân bố ở các địa phương lân cận, như xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, phường Bình Ngọc. Trước đây, ghẹ nhiều đến mức có người một ngày khai thác khoảng vài tạ. Cách đánh bắt ghẹ đơn giản, ngư dân chủ yếu đi trên thuyền, mảng thả lưới, thời gian bắt đầu đánh từ 3 giờ chiều, đến tầm 3 giờ sáng thì kéo lưới lên. Mùa ghẹ ở Trà Cổ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm…

Ghẹ Trà Cổ nổi tiếng thơm ngon, không giống như ghẹ ở các nơi. Theo ông Kha, ghẹ Trà Cổ có trọng lượng nhỏ hơn ghẹ các vùng khác, trung bình chỉ khoảng 10 con/1kg. Nhưng bù lại, ghẹ Trà Cổ rất khoẻ, thịt chắc và màu trắng tuyết, có mùi thơm đặc trưng. Ghẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau tuỳ thuộc vào sở thích và thực đơn mỗi người. Vì thế từ trước đến nay, ghẹ Trà Cổ vẫn là món ăn ngon đặc biệt yêu thích đối với rất nhiều người.

Vì là đặc sản nên giá ghẹ hiện nay cũng rất cao, tuỳ thuộc vào chủng loại, trung bình giá ghẹ giao động từ 200.000 - 800.000 đồng/kg. Ghẹ Trà Cổ đem lại thu nhập ổn định cho nhiều ngư dân. Hiện nay trên địa bàn phường Trà Cổ có tới 70% người dân sống và làm nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 221 hộ dân có khai thác đánh bắt ghẹ truyền thống. Được biết, từ năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với TP Móng Cái đã xây dựng dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu ghẹ Trà Cổ”, trong đó có việc xây dựng nhãn hiệu, nhãn mác, phát triển thị trường cũng như khai thác bền vững nguồn lợi ghẹ Trà Cổ. Tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2015 (tổ chức vào tháng 5 tại TP Hạ Long), ghẹ Trà Cổ là sản phẩm được trưng bày để quảng bá giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và du khách.

Mặc dù đã được chọn làm thương hiệu, nhưng đáng buồn là trong vòng 2 năm trở lại đây, ghẹ Trà Cổ đang bị sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng. Lý giải nguyên nhân này, ông Khổng Minh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND phường Trà Cổ, cho biết: Hiện nay, ngư dân đã sử dụng các loại tàu có công suất lớn, cách thức đánh bắt và khai thác tận diệt nên sản lượng ghẹ trong tự nhiên bị sụt giảm. Phường Trà Cổ đã nghiêm cấm ngư dân không sử dụng cách đánh bắt tận diệt và hạn chế đánh bắt ghẹ có kích thước nhỏ để bảo đảm duy trì nguồn lợi và bảo tồn ghẹ tự nhiên trên địa bàn. Ông Nguyên cho biết thêm, hiện phường chỉ quản lý số lượng tàu thuyền của ngư dân trong phường còn số lượng phương tiện và ngư dân các địa phương khác khai thác thì cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương để bảo vệ không chỉ con ghẹ mà còn nhiều loài hải sản khác.


Có thể bạn quan tâm

Làm Sao Bán Hàng Cho Nhật? Làm Sao Bán Hàng Cho Nhật?

Tại hội thảo “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý đều nhấn mạnh rằng Nhật Bản là một thị trường lớn nhưng khó tính, vì vậy trong sản xuất phải hết sức nghiêm ngặt.

24/11/2014
Vụ Đông Ở Hải Hậu Vụ Đông Ở Hải Hậu

Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.

24/11/2014
Đổi Thay Ở Yến Mao Đổi Thay Ở Yến Mao

Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.

24/11/2014
Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

24/11/2014
Ðất Trống, Đồi Trọc Đã Xanh Rừng Ðất Trống, Đồi Trọc Đã Xanh Rừng

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

24/11/2014