GĐ trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi bịt mặt tiếp đoàn thanh tra

Giám đốc công ty Trường Phú bịt kín mặt khi bị phát hiện và công bố sử dụng chất cấm.
Ngày 16.11, ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT) cho biết, sau khi lấy 8 mẫu sản phẩm thức ăn chăn nuôi (TACN) của Công ty TNHH TACN Trường Phú ở 28/60 Nguyễn Lương Bằng (TP.Hải Dương) đã có 7 mẫu nhiễm chất cấm Salbutamol, trong đó có mẫu vượt ngưỡng tới 60 lần (3.703 ppb).
Cũng trong ngày 16.11, đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ NNPTNT, Cục Cảnh sát môi trường (C49) đã đọc kết quả kiểm nghiệm cho doanh nghiệp, đồng thời tiến hành niêm phong toàn bộ các sản phẩm tại Cơ sở sản xuất của công ty Trường Phú.
“Theo quy định tại Thông tư mới nhất vừa được ban hành trong ngày 16.11 của Bộ NNPTNT thì doanh nghiệp Trường Phú sẽ bị xử lý với hai hành vi vi phạm, mỗi hành vi bị xử phạt 140 triệu đồng và tổng tiền phạt là 280 triệu đồng.
Ngoài ra, công ty này còn phải chịu mức xử phạt bổ sung, đình chỉ sản xuất 1 tháng.
Các cơ quan quản lý cũng yêu cầu Công ty Trường Phú phải có trách nhiệm thu hồi toàn bộ các sản phẩm đã cung ứng ra thị trường trong thời gian qua để tiến hành tiêu hủy”, ông Phạm Tiến Dũng nói.
Trước đó như PV đã thông tin, Công ty Trường Phú bị các cơ quan chức năng phát hiện sử dụng chất vàng ô (nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc) vào ngày 12.11.
Khi bị bắt quả tang trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, Công ty Trường Phú đã trộn vào TACN chất vàng ô tỉ lệ 200g/tấn và khai nhận mua ở phố Hàng Buồm (Hà Nội).
Tại đây hiện vẫn còn 2 thùng chất vàng ô đang dùng chưa hết, và một thùng chất tạo màu vàng khác là Auramine, mỗi thùng chứa được 30kg. Tuy nhiên, Công ty Trường Phú đã sử dụng gần hết 2 thùng, số lượng còn lại là 14kg chất vàng ô.
Cơ sở sản xuất của ông Thênh đã hoạt động từ tháng 6.2015 và không có biển hiệu, không có phòng lạnh, phòng phân tích, không có kho chứa sản phẩm đầu vào, đầu ra, mùi ẩm mốc nồng nặc…
Đại diện C49 nhận định cơ sở không đảm bảo điều kiện sản xuất TACN. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn sản xuất khoảng hơn 100 tấn/tháng cung ứng cho các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Giang…
Ngày 12.11, các cơ quan chức năng đã lấy 8 mẫu TACN (trong đó có 3 mẫu tại doanh nghiệp Trường Phú, 5 mẫu tại đại lý của công ty này) đi kiểm nghiệm và kết quả cho thấy, có 7 mẫu TACN nhiễm chất cấm Salbutamol, trong đó lần đầu tiên phát hiện mẫu TACN nhiễm chất cấm gấp 75 lần cho phép là 3.703ppb (theo quy định tại Thông tư 57 của Bộ NNPTNT đối với TACN là 50ppb và với nước tiểu lợn là 2ppb).
“Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ NNPTNT đã phối hợp với C49 tiến hành kiểm tra 15 doanh nghiệp sản xuất TACN trên toàn quốc, trong đó phát hiện 7 doanh nghiệp vi phạm về sử dụng chất cấm và chất vàng ô trong sản xuất TACN, xử phạt gần 2 tỷ đồng.
Riêng khu vực phía Bắc có 3 doanh nghiệp là Công ty Thiên Tôn (Hải Dương) sử dụng phẩm màu công nghiệp bị xử phạt 120 triệu đồng;
Công ty Vinmak (Bắc Giang) sử dụng cả chất Salbutamol và vàng ô bị xử phạt 170 triệu đồng; công ty Đại An Tín (Hải Dương) đang sử dụng và cất giữ 15kg chất Salbutamol bị xử phạt 140 triệu đồng” - ông Phạm Tiến Dũng thông tin thêm.
Có thể bạn quan tâm

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

Sáng ngày 29-8, tại TP. Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia khai mạc hội thi “Người chăn nuôi heo giỏi vùng Đông Nam bộ năm 2013”. Tham dự hội thi có gần 300 người chăn nuôi heo tiêu biểu thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ.

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.