Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

GĐ trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi bịt mặt tiếp đoàn thanh tra

GĐ trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi bịt mặt tiếp đoàn thanh tra
Ngày đăng: 18/11/2015

Giám đốc công ty Trường Phú bịt kín mặt khi bị phát hiện và công bố sử dụng chất cấm.

Ngày 16.11, ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT) cho biết, sau khi lấy 8 mẫu sản phẩm thức ăn chăn nuôi (TACN) của Công ty TNHH TACN Trường Phú ở 28/60 Nguyễn Lương Bằng (TP.Hải Dương) đã có 7 mẫu nhiễm chất cấm Salbutamol, trong đó có mẫu vượt ngưỡng tới 60 lần (3.703 ppb).

Cũng trong ngày 16.11, đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ NNPTNT, Cục Cảnh sát môi trường (C49) đã đọc kết quả kiểm nghiệm cho doanh nghiệp, đồng thời tiến hành niêm phong toàn bộ các sản phẩm tại Cơ sở sản xuất của công ty Trường Phú.

“Theo quy định tại Thông tư mới nhất vừa được ban hành trong ngày 16.11 của Bộ NNPTNT thì doanh nghiệp Trường Phú sẽ bị xử lý với hai hành vi vi phạm, mỗi hành vi bị xử phạt 140 triệu đồng và tổng tiền phạt là 280 triệu đồng.

Ngoài ra, công ty này còn phải chịu mức xử phạt bổ sung, đình chỉ sản xuất 1 tháng.

Các cơ quan quản lý cũng yêu cầu Công ty Trường Phú phải có trách nhiệm thu hồi toàn bộ các sản phẩm đã cung ứng ra thị trường trong thời gian qua để tiến hành tiêu hủy”, ông Phạm Tiến Dũng nói.

Trước đó như PV đã thông tin, Công ty Trường Phú bị các cơ quan chức năng phát hiện sử dụng chất vàng ô (nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc) vào ngày 12.11.

Khi bị bắt quả tang trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, Công ty Trường Phú đã trộn vào TACN chất vàng ô tỉ lệ 200g/tấn và khai nhận mua ở phố Hàng Buồm (Hà Nội).

Tại đây hiện vẫn còn 2 thùng chất vàng ô đang dùng chưa hết, và một thùng chất tạo màu vàng khác là Auramine, mỗi thùng chứa được 30kg. Tuy nhiên, Công ty Trường Phú đã sử dụng gần hết 2 thùng, số lượng còn lại là 14kg chất vàng ô.

Cơ sở sản xuất của ông Thênh đã hoạt động từ tháng 6.2015 và không có biển hiệu, không có phòng lạnh, phòng phân tích, không có kho chứa sản phẩm đầu vào, đầu ra, mùi ẩm mốc nồng nặc…

Đại diện C49 nhận định cơ sở không đảm bảo điều kiện sản xuất TACN. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn sản xuất khoảng hơn 100 tấn/tháng cung ứng cho các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Giang…

Ngày 12.11, các cơ quan chức năng đã lấy 8 mẫu TACN (trong đó có 3 mẫu tại doanh nghiệp Trường Phú, 5 mẫu tại đại lý của công ty này) đi kiểm nghiệm và kết quả cho thấy, có 7 mẫu TACN nhiễm chất cấm Salbutamol, trong đó lần đầu tiên phát hiện mẫu TACN nhiễm chất cấm gấp 75 lần cho phép là 3.703ppb (theo quy định tại Thông tư 57 của Bộ NNPTNT đối với TACN là 50ppb và với nước tiểu lợn là 2ppb).

“Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ NNPTNT đã phối hợp với C49 tiến hành kiểm tra 15 doanh nghiệp sản xuất TACN trên toàn quốc, trong đó phát hiện 7 doanh nghiệp vi phạm về sử dụng chất cấm và chất vàng ô trong sản xuất TACN, xử phạt gần 2 tỷ đồng.

Riêng khu vực phía Bắc có 3 doanh nghiệp là Công ty Thiên Tôn (Hải Dương) sử dụng phẩm màu công nghiệp bị xử phạt 120 triệu đồng;

Công ty Vinmak (Bắc Giang) sử dụng cả chất Salbutamol và vàng ô bị xử phạt 170 triệu đồng; công ty Đại An Tín (Hải Dương) đang sử dụng và cất giữ 15kg chất Salbutamol bị xử phạt 140 triệu đồng” - ông Phạm Tiến Dũng thông tin thêm.


Có thể bạn quan tâm

Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

05/01/2013
Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững Để Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Phát Triển Bền Vững

Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…

09/01/2013
Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp Những Mô Hình Nuôi Rắn Giảm Nghèo Ở Đồng Tháp

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

09/01/2013
Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp

Tính đến nay, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.943 ha, đạt 89,3% kế hoạch năm. Sản lượng cá tra 386.910 tấn, đạt 110,46% kế hoạch, năng suất trung bình 366 tấn/ha.

10/01/2013
Giá Cá Điêu Hồng Tăng Mạnh Trở Lại Ở Tiền Giang Giá Cá Điêu Hồng Tăng Mạnh Trở Lại Ở Tiền Giang

Theo các hộ nuôi lồng bè ở xã Thới Sơn và phường Tân Long (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), giá cá điêu hồng thương phẩm bất ngờ tăng mạnh trở lại, giúp người nuôi cá thu được lãi cao.

10/01/2013