Gây Tạo 15 Vạn Con Giống Bào Ngư Tại Bạch Long Vỹ

Ngày 14/4 vừa qua, Trung tâm Giống bào ngư Bạch Long Vỹ đã tổ chức thả khoảng 6.000 con giống bào ngư ra biển, đây là kết quả bước đầu của Viện nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT) sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng, gây tạo thành công giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vỹ.
Cùng với hải sâm, bào ngư vốn là sản vật đặc hữu của vùng biển Bạch Long Vỹ. Tuy nhiên do việc khai thác bừa bãi và nhiều nguyên nhân khác, mấy năm gần đây nguồn bào ngư ở khu vực này suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng.
Trước thực trạng đó, Viện nghiên cứu hải sản đã xây dựng đề án, được Bộ NN&PTNT phê duyệt và cấp kinh phí. Từ năm 2012, viện phối hợp với Tổng đội TNXP Hải Phòng, xây dựng trung tâm giống bào ngư tại Bạch Long Vỹ, tháng 8/2013, lứa bào ngư gây giống nhân tạo đầu tiên đã thành công.
Đến nay, trung tâm đã gây được khoảng 15 vạn con giống, cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu sinh trưởng của tự nhiên. Theo thạc sỹ Lại Duy Phương - người phụ trách đề tài, trước mắt một phần sản phẩm sẽ được thả về biển để tái tạo nguồn tự nhiên, tiếp đó Viện nghiên cứu hải sản sẽ chuyển giao công nghệ cho Tổng đội TNXP Hải Phòng, để phát triển nghề nuôi thương phẩm.
Tham gia thả giống bào ngư về biển ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Văn Thành - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP khẳng định: Đây là thành công rất lớn đối với huyện đảo nói riêng và Hải Phòng nói chung, trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2630/QĐ-TTg ngày 31/12/2013, về thành lập Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, trong đó xác định bào ngư là một trong những sinh vật thuộc diện bảo tồn cấp thiết…
Có thể bạn quan tâm

Xin được nói luôn, “ngơ ngơ đội nón” chính là những “cô” bò sữa, những thí sinh tham dự cuộc thi hoa hậu bò sữa, được tổ chức bởi Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La). Cuộc thi này đang gây tranh cãi bởi chính cái tên của nó: “Hoa hậu”. Người thì cho rằng, cuộc thi hoa hậu trên đất nước này chỉ có một, đó là dành cho người, chứ còn “bò thì hoa hậu cái gì!”.

Đặc biệt, giá tôm thẻ chân trắng tính đến thời điểm hiện tại giảm trung bình từ 15 – 20 ngàn đồng/kg tùy loại. Ở Cà Mau, hiện giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con giá 100 ngàn đồng/kg, loại 70 con giá 120 ngàn đồng/kg. Giá tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng chênh lệch không đáng kể.

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.

Thiếu tá Lê Duy Nhất, Phó Trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đá Bạc, Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết, nhiều năm nay ngư dân vùng biển này khai thác được sứa chỉ lựa đổ đi chứ không biết lấy làm gì. Từ năm 2011 đến nay, có cơ sở thu mua, sơ chế sứa của anh Bùi Văn Kỳ (anh Kỳ từ Nha Trang vào) giúp nhiều ngư dân có thêm nguồn thu nhập từ sứa.

Phú Yên hiện có khoảng 640 tàu cá đang khai thác ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên ngư dân vẫn yên tâm vươn khơi bám biển.