Gây Tạo 15 Vạn Con Giống Bào Ngư Tại Bạch Long Vỹ

Ngày 14/4 vừa qua, Trung tâm Giống bào ngư Bạch Long Vỹ đã tổ chức thả khoảng 6.000 con giống bào ngư ra biển, đây là kết quả bước đầu của Viện nghiên cứu hải sản (Bộ NN&PTNT) sau một thời gian nghiên cứu ứng dụng, gây tạo thành công giống bào ngư tại huyện đảo Bạch Long Vỹ.
Cùng với hải sâm, bào ngư vốn là sản vật đặc hữu của vùng biển Bạch Long Vỹ. Tuy nhiên do việc khai thác bừa bãi và nhiều nguyên nhân khác, mấy năm gần đây nguồn bào ngư ở khu vực này suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng.
Trước thực trạng đó, Viện nghiên cứu hải sản đã xây dựng đề án, được Bộ NN&PTNT phê duyệt và cấp kinh phí. Từ năm 2012, viện phối hợp với Tổng đội TNXP Hải Phòng, xây dựng trung tâm giống bào ngư tại Bạch Long Vỹ, tháng 8/2013, lứa bào ngư gây giống nhân tạo đầu tiên đã thành công.
Đến nay, trung tâm đã gây được khoảng 15 vạn con giống, cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu sinh trưởng của tự nhiên. Theo thạc sỹ Lại Duy Phương - người phụ trách đề tài, trước mắt một phần sản phẩm sẽ được thả về biển để tái tạo nguồn tự nhiên, tiếp đó Viện nghiên cứu hải sản sẽ chuyển giao công nghệ cho Tổng đội TNXP Hải Phòng, để phát triển nghề nuôi thương phẩm.
Tham gia thả giống bào ngư về biển ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Văn Thành - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP khẳng định: Đây là thành công rất lớn đối với huyện đảo nói riêng và Hải Phòng nói chung, trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2630/QĐ-TTg ngày 31/12/2013, về thành lập Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, trong đó xác định bào ngư là một trong những sinh vật thuộc diện bảo tồn cấp thiết…
Có thể bạn quan tâm

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.

Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Hàng trăm người dân đổ về huyện Sơn Hà, Tây Trà và Sơn Tây (Quảng Ngãi) triệt hạ cây rừng phòng hộ để thu hoạch ươi đang còn tươi, non.

Sau hơn 15 năm có mặt và phát triển trên vùng đất Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), cây cam chanh đã khẳng định được vị trí của mình, bởi sự thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, có hương vị đậm đà không thua kém gì các sản phẩm cam nổi tiếng trong tỉnh như: Cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây, cam chanh Cẩm Yên...

Mặn xâm nhập sâu vào hạ lưu sông Thu Bồn. Để cứu 600ha lúa chính vụ, ngành thủy lợi và các đơn vị liên quan đang dốc sức thi công tuyến đập bổi ngăn mặn tại khu vực cầu Gò Nổi nhằm đảm bảo cung ứng nguồn nước ngọt cho trạm bơm điện Xuyên Đông (Duy Xuyên) hoạt động ổn định.