Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gặt Đập Liên Hợp Đắt Khách

Gặt Đập Liên Hợp Đắt Khách
Ngày đăng: 31/07/2014

Dịch vụ máy gặt đập liên hợp (GĐLH) ngày càng phát triển, làm không hết việc. Đầu tư máy GĐLH đi làm dịch vụ chỉ khoảng 3 năm là thu hồi vốn.

Thâm canh tăng vụ khiến nhu cầu cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày càng lớn, từ khâu làm đất, bơm tưới đến thu hoạch và sau thu hoạch. Thu hoạch lúa bằng máy GĐLH có nhiều cái lợi nên nông dân rất ưa chuộng.

Giá thu hoạch bằng máy thấp hơn thu hoạch thủ công khoảng 1,5 triệu đ/ha, lại giảm thất thoát trong khâu thu hoạch từ 5-6% xuống còn 2%, từ đó lợi nhuận của nông dân tăng lên đáng kể.

Nếu như trước đây nông dân mua máy chủ yếu để làm ruộng nhà, sau đó mới đi làm thêm cho bà con xung quanh thì hiện nay đã có nhiều người sở hữu 3-4 máy, chuyên đi làm dịch vụ.

Anh Nguyễn Công Hiếu, ở ấp kênh 4A, xã Tân Hiệp A, Tân Hiệp (Kiên Giang) đang có trong tay 5 chiếc máy GĐLH hiệu Kubota (do Nhật Bản sản xuất) chuyên đi làm dịch vụ. Anh Hiếu là một trong những nông dân tiên phong mua máy GĐLH về phục vụ SX.

Khởi nghiệp từ chiếc máy do Trung Quốc SX, làm ăn hiệu quả nên số máy của gia đình anh cứ tăng dần từng năm.

Theo anh Hiếu, khi máy GĐLH mới xuất hiện, nông dân còn dè dặt không dám thuê nhưng sau họ kêu làm không hết việc. Không chỉ làm trong ấp, anh Hiếu còn đi nhiều địa phương khác để làm dịch vụ.

Anh Hiếu tâm sự: “Hồi mới mua máy, tôi đi làm quanh năm, thời gian máy hoạt động lên đến 6-7 tháng/năm, công thuê cắt cũng cao nên trừ chi phí còn lãi đến 40-50%. Vì vậy, máy chỉ cần hoạt động 1,5-2 năm là đã thu hồi vốn”.

Rồi khi máy Nhật xuất hiện, anh lại quyết định bán máy Trung Quốc chuyển sang đầu tư máy Nhật. Anh Hiếu cho biết: “Các loại máy do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất chỉ sử dụng được 6 vụ (3 năm) là máy hư hỏng rất nhiều, không còn khả năng đi làm dịch vụ.

Máy do Nhật sản xuất sử dụng bền hơn rất nhiều, lên đến trên 10 vụ. Vì vậy, máy Nhật dù có giá thành cao hơn từ 100-150 triệu đ/máy vẫn được nhiều nông dân đầu tư mua sắm để làm dịch vụ mang lại hiệu quả cao hơn”.

Ngay cả nông dân và thương lái đi mua lúa cũng chọn máy Nhật vì yên tâm hơn, không sợ bị hỏng hóc nửa chừng, phải chờ đợi. Vì vậy, những người trước đây lỡ mua máy Trung Quốc hoặc máy do các xưởng cơ khí trong nước sản xuất giờ chỉ có thể làm ruộng nhà mà thôi.

Ông Lê Văn Thương, một thương lái chuyên thu mua lúa ở Tân Hiệp cho biết: “Máy Nhật có tính ổn định cao, ít khi bị hư hỏng vặt nên khi đã đặt cọc với nông dân là cầm chắc mua được lúa.

Còn những loại máy khác, nhất là khi máy đã cũ rất hay bị nằm đồng do hư hỏng, phải đợi qua ngày sau mới đầy ghe lúa, vừa mất thời gian vừa lỡ lịch hẹn sấy, chất lượng gạo bị giảm, dễ bị thua lỗ”.

Hiện nay, thu hoạch lúa bằng cơ giới hóa của tỉnh Kiên Giang mới đạt khoảng 60-70% diện tích. Hơn nữa, nhiều máy đã cũ, nhất là máy do Trung Quốc sản xuất nên hoạt động không còn hiệu quả. Vì vậy, nhu cầu mua sắm máy mới vẫn còn rất lớn.

Theo tính toán của các chủ máy, bình quân thời gian hoạt động của máy GĐLH hiện nay từ 60-70 ngày/năm, trong đó 2/3 thời gian là làm tại tỉnh nhà, còn lại đi làm dịch vụ ngoài tỉnh. Với 3 vụ lúa/năm, một máy có thể thu hoạch được từ 200 - 250 ha.

Trừ chi phí nhiên liệu, thuê mướn nhân công theo máy, khấu hao… lợi nhuận thu được khoảng 150-200 triệu đ/máy. Với giá máy như hiện nay thì chỉ sau 3 năm hoạt động chủ máy sẽ thu hồi vốn đầu tư.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho cây bưởi phát triển, trong đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường có lợi thế hơn cả, bởi nơi đây có quỹ đất lớn, chủ yếu là đất bãi, đất phù sa.

17/05/2012
Hơn 1 Ngàn Hécta Lúa Bị Ốc Bươu Vàng Ở Đồng Nai Hơn 1 Ngàn Hécta Lúa Bị Ốc Bươu Vàng Ở Đồng Nai

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 1 ngàn hécta lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng, tăng hơn 500 hécta so với giữa tháng 5-2012. Diện tích lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng tăng nhanh, đa số đang trong thời kỳ mạ, đẻ nhánh, là do thường xuyên có mưa lớn, ốc theo nguồn nước mưa lây lan ra các ruộng. Các huyện có diện tích lúa bị nhiễm ốc bươu vàng nhiều là: Xuân Lộc, Tân Phú và Trảng Bom.

06/06/2012
Trồng Đu Đủ Đài Loan Cho Thu Nhập Cao Trồng Đu Đủ Đài Loan Cho Thu Nhập Cao

Ba năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh (Hàm Yên). Trong thôn hiện có 20 hộ trồng, hộ trồng ít nhất 100 cây, hộ nhiều nhất 350 cây. Đây là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác như sắn, ngô… ở những chân đất cao, thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới

12/08/2011
VDB Đề Nghị Thủ Tướng Xem Xét Chấp Thuận 3 Giải Pháp Cứu Cá Tra VDB Đề Nghị Thủ Tướng Xem Xét Chấp Thuận 3 Giải Pháp Cứu Cá Tra

Ngân hàng Phát triển (VDB) ủng hộ các đề nghị của VASEP về gói hỗ trợ khẩn cấp cho DN cá tra Việt Nam. Trên cơ sở này, ngày 7/6/2012, VDB đã gửi Công văn hỏa tốc số 1812/NHPT-TDXK tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra theo Nghị quyết số 13/NQ-CP.

10/06/2012
Nhận Biết Tôm Khoẻ Và Tôm Bệnh Nhận Biết Tôm Khoẻ Và Tôm Bệnh

Tôm khoẻ mạnh vỏ thường có màu xanh lá cây, hoạt động (di chuyển, bắt mồi) nhanh nhẹn. Màu xanh da trời ở tôm khoẻ thường có ngay sau khi lột xác, một thời gian sau chuyển sang màu xanh lá cây. Cũng có giống tôm do di truyền hoặc do thức ăn, điều kiện nuôi dưỡng mà có màu xanh da trời ngay cả khi tôm khoẻ mạnh, cơ thể không lột xác.

17/05/2012