Gặp Người Đầu Tiên Nuôi Yến Theo Mô Hình Công Nghiệp

Trong quá trình nuôi tôm tại trang trại ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, ông Lập (SN 1965) nhìn thấy khu vực này có khá nhiều chim yến bay lượn. Sau khi tìm hiểu điều kiện tự nhiên thấy khá lý tưởng cho phát triển vật nuôi này, nên năm 2010, ông Lập đã quyết định đầu tư xây nhà nuôi chim yến.
So với người dân thì ông chỉ là “người” đi sau, bởi lẽ việc xây nhà nuôi chim yến để lấy tổ ở Quảng Ngãi đã xuất hiện từ nhiều năm nay, với số lượng hiện ước lên đến cả trăm hộ. Tuy nhiên cũng như con tôm trước đó, ông Lập không nuôi theo kiểu trông chờ vào sự may rủi như nhiều người dân đã làm. Mô hình nuôi yến của ông Lập được áp dụng theo cách của người Malaysia.
Nói về lý do chọn và áp dụng mô hình này, theo ông Lập thì qua tìm hiểu và tham quan thực tế nhận thấy, mô hình nuôi chim yến của Malaysia có hiệu quả mang lại khá cao, lại phù hợp với điều kiện của địa phương. Vì vậy vào khoảng giữa năm 2010, cũng trong khuôn viên trang trại tôm cũ, ông Lập thuê 2 chuyên gia người Malaysia sang thiết kế nhà nuôi và lắp đặt thiết bị và nuôi ở 2 nơi. Điểm đầu tiên nằm ở phía nam của trang trại, tận dụng nhà ở cũ, với diện tích nuôi khoảng 90m2. Còn điểm kia ở phía bắc trang trại, được đầu tư xây mới hoàn toàn, với diện tích khoảng 220m2. Tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm này cho chim yến của ông Lập gần 1 tỷ đồng.
Tín hiệu khả quan
So với cách nuôi thông thường lâu nay của người dân, thì mô hình của ông Lập có nhiều điểm khác biệt hơn: 1 trong số 2 nhà nuôi là cấp 4, chứ không hoàn toàn là nhà tầng như người dân đã làm.
Loại gỗ sử dụng để làm ô trên trần nhà được nhập toàn bộ từ nước ngoài, được xử lý theo quy trình nghiêm ngặt. Cho nên dù ở môi trường có độ ẩm cao trong một thời gian dài, các ô ở cũng không bị nấm, mốc, dẫn đến việc yến không bỏ đi nơi khác. Phần âm thanh bố trí bên ngoài dụ yến đến thì cứ 6 tháng được thay đổi một lần, nhằm tăng hiệu quả thu hút đối với số chim yến mới đến làm tổ...
Đến nay tổng đàn chim yến tại 2 nhà nuôi ước trên 300 con. Riêng ở điểm nhà cũ, chỉ sau 2-3 tháng kể từ khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã có chim vào ở, hiện có khoảng 200 con. Năm 2011 vừa qua, số tổ yến đã thu được tại nhà nuôi này khoảng 1kg tổ.
Còn tại điểm mới tuy yến ít hơn, nhưng so với các nhà nuôi của nhiều người dân thì kết quả tốt hơn nhiều. Bởi lẽ với cách nuôi thông thường, nhiều nhà phải đợi 1-2 năm sau mới có yến đến làm tổ, không ít trường hợp yến không đến. Tuy chỉ là thí điểm bước đầu với mô hình mới nhưng nhà yến của ông Lập đạt được kết quả khả quan đã giúp ích nhiều người đến sau với nghề nuôi chim yến…
Có thể bạn quan tâm

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, nông dân phường Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) đang tất bật xuống giống để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2015. Nhiều năm trở lại đây, trồng hoa Tết đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Thấy được lợi thế và những khó khăn của người nông dân, từ năm 2012, UBND huyện Định Hóa đã quyết định hỗ trợ 70% lãi suất khi nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại. Đây là chính sách không mới nhưng thiết thực và thực hiệu quả với nhiều hộ nông dân ở miền núi...