Gặp Người Đầu Tiên Nuôi Yến Theo Mô Hình Công Nghiệp

Trong quá trình nuôi tôm tại trang trại ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, ông Lập (SN 1965) nhìn thấy khu vực này có khá nhiều chim yến bay lượn. Sau khi tìm hiểu điều kiện tự nhiên thấy khá lý tưởng cho phát triển vật nuôi này, nên năm 2010, ông Lập đã quyết định đầu tư xây nhà nuôi chim yến.
So với người dân thì ông chỉ là “người” đi sau, bởi lẽ việc xây nhà nuôi chim yến để lấy tổ ở Quảng Ngãi đã xuất hiện từ nhiều năm nay, với số lượng hiện ước lên đến cả trăm hộ. Tuy nhiên cũng như con tôm trước đó, ông Lập không nuôi theo kiểu trông chờ vào sự may rủi như nhiều người dân đã làm. Mô hình nuôi yến của ông Lập được áp dụng theo cách của người Malaysia.
Nói về lý do chọn và áp dụng mô hình này, theo ông Lập thì qua tìm hiểu và tham quan thực tế nhận thấy, mô hình nuôi chim yến của Malaysia có hiệu quả mang lại khá cao, lại phù hợp với điều kiện của địa phương. Vì vậy vào khoảng giữa năm 2010, cũng trong khuôn viên trang trại tôm cũ, ông Lập thuê 2 chuyên gia người Malaysia sang thiết kế nhà nuôi và lắp đặt thiết bị và nuôi ở 2 nơi. Điểm đầu tiên nằm ở phía nam của trang trại, tận dụng nhà ở cũ, với diện tích nuôi khoảng 90m2. Còn điểm kia ở phía bắc trang trại, được đầu tư xây mới hoàn toàn, với diện tích khoảng 220m2. Tổng số tiền đầu tư tính đến thời điểm này cho chim yến của ông Lập gần 1 tỷ đồng.
Tín hiệu khả quan
So với cách nuôi thông thường lâu nay của người dân, thì mô hình của ông Lập có nhiều điểm khác biệt hơn: 1 trong số 2 nhà nuôi là cấp 4, chứ không hoàn toàn là nhà tầng như người dân đã làm.
Loại gỗ sử dụng để làm ô trên trần nhà được nhập toàn bộ từ nước ngoài, được xử lý theo quy trình nghiêm ngặt. Cho nên dù ở môi trường có độ ẩm cao trong một thời gian dài, các ô ở cũng không bị nấm, mốc, dẫn đến việc yến không bỏ đi nơi khác. Phần âm thanh bố trí bên ngoài dụ yến đến thì cứ 6 tháng được thay đổi một lần, nhằm tăng hiệu quả thu hút đối với số chim yến mới đến làm tổ...
Đến nay tổng đàn chim yến tại 2 nhà nuôi ước trên 300 con. Riêng ở điểm nhà cũ, chỉ sau 2-3 tháng kể từ khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, đã có chim vào ở, hiện có khoảng 200 con. Năm 2011 vừa qua, số tổ yến đã thu được tại nhà nuôi này khoảng 1kg tổ.
Còn tại điểm mới tuy yến ít hơn, nhưng so với các nhà nuôi của nhiều người dân thì kết quả tốt hơn nhiều. Bởi lẽ với cách nuôi thông thường, nhiều nhà phải đợi 1-2 năm sau mới có yến đến làm tổ, không ít trường hợp yến không đến. Tuy chỉ là thí điểm bước đầu với mô hình mới nhưng nhà yến của ông Lập đạt được kết quả khả quan đã giúp ích nhiều người đến sau với nghề nuôi chim yến…
Có thể bạn quan tâm

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) cho hay, Cục Giám sát kiểm dịch động thực vật - Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đã chấp thuận thêm 2 cơ sở đóng gói tôm sú sống và 21 cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc.

Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.

Đặc biệt trong tháng 9 vừa rồi, có tới 19.500 con bò Úc được nhập về khu vực quản lý của Cơ quan Thú y vùng VI, cao gấp hơn 2 lần so với tháng 8 (8.700 con). Như vậy, so với lượng bò Úc NK cả năm ngoái vào khu vực do Cơ quan Thú y vùng VI quản lý vào khoảng 66.000 con, thì lượng bò Úc đã NK trong 9 tháng qua, rõ ràng đã cao hơn hẳn.

Để tăng cường hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, tháng 11/2013, UBND TP.HCM đã kết hợp với Sở NN-PTNT, Công thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sau hội nghị, có thêm 33 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được kí kết giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ. Đến cuối tháng 9/2014, đã có 55 hợp đồng tiêu thụ được thực hiện.

Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.