Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Anh Trần Điền Thuấn ngụ ấp Tân Mỹ, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, tài sản đáng giá của vợ chồng anh là miếng đất thổ cư 500m2.
Vợ chồng anh chật vật mưu sinh với nghề làm thuê, nhưng gánh nặng gia đình càng trĩu nặng khi vợ con anh lần lượt bệnh nặng. Anh Thuấn từng bươn chải nhiều nghề, từ làm bốc vác lúa cho đến phụ hồ... Lắm lúc không xoay sở được tiền mua gạo, anh phải hỏi xin phân chuồng của bà con quanh xóm phơi bán kiếm tiền.
Năm 2008, nhận thấy cây dưa lê là loại cây trồng mới, cho năng suất cao lại được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, đầu ra rất ổn định. Được sự tư vấn kỹ thuật của Hội Nông dân xã và sự hỗ trợ vốn từ Hội Liên hiệp Phụ nữ, gom góp thêm vốn liếng, vợ chồng anh mướn 3.000m2 ruộng để trồng dưa lê, bước đầu đạt hiệu quả, giúp gia đình anh thoát nghèo.
Sang năm 2009, anh mướn thêm 5.000m2 đất để canh tác dưa lê và trồng màu xen canh. Năm 2011-2012, diện tích canh tác dưa lê của anh chị lên đến 15.000m2. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả nên sản lượng trung bình 1ha dưa lê đạt từ 25-27 tấn. Với giá bán 7.500 đồng/kg trừ chi phí sản xuất, lời khoảng 80 triệu đồng/ha.
Nhờ am hiểu về đặc tính cây trồng mà các vụ màu của gia đình anh luôn đạt hiệu quả cao. Năm 2012, thu nhập từ các vụ màu của anh đạt hơn 150 triệu đồng.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Thuấn còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm trồng dưa lê cho các thành viên trong Hội Nông dân của xã và tận tình giúp đỡ bà con nông dân cách thức canh tác, chuyển giao các giống cây trồng cho lợi nhuận kinh tế cao.
Với thành tích xuất sắc về lao động sản xuất, năm 2008, anh Trần Điền Thuấn đã được UBND tỉnh tặng danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng tại sáu tỉnh thành là TP.HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nội, Hưng Yên và Thanh Hóa sẽ đồng loạt ra quân kiểm tra các địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm kiểm soát tình trạng buôn bán các chất cấm trong chăn nuôi.

Trong những ngày tháng 8, có dịp về thăm Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi không ngờ: Được đầu tư nhà trưng bày sản phẩm, nhà nuôi cấy và các thiết bị nuôi cấy mô; đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.