Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Anh Trần Điền Thuấn ngụ ấp Tân Mỹ, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, tài sản đáng giá của vợ chồng anh là miếng đất thổ cư 500m2.
Vợ chồng anh chật vật mưu sinh với nghề làm thuê, nhưng gánh nặng gia đình càng trĩu nặng khi vợ con anh lần lượt bệnh nặng. Anh Thuấn từng bươn chải nhiều nghề, từ làm bốc vác lúa cho đến phụ hồ... Lắm lúc không xoay sở được tiền mua gạo, anh phải hỏi xin phân chuồng của bà con quanh xóm phơi bán kiếm tiền.
Năm 2008, nhận thấy cây dưa lê là loại cây trồng mới, cho năng suất cao lại được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, đầu ra rất ổn định. Được sự tư vấn kỹ thuật của Hội Nông dân xã và sự hỗ trợ vốn từ Hội Liên hiệp Phụ nữ, gom góp thêm vốn liếng, vợ chồng anh mướn 3.000m2 ruộng để trồng dưa lê, bước đầu đạt hiệu quả, giúp gia đình anh thoát nghèo.
Sang năm 2009, anh mướn thêm 5.000m2 đất để canh tác dưa lê và trồng màu xen canh. Năm 2011-2012, diện tích canh tác dưa lê của anh chị lên đến 15.000m2. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả nên sản lượng trung bình 1ha dưa lê đạt từ 25-27 tấn. Với giá bán 7.500 đồng/kg trừ chi phí sản xuất, lời khoảng 80 triệu đồng/ha.
Nhờ am hiểu về đặc tính cây trồng mà các vụ màu của gia đình anh luôn đạt hiệu quả cao. Năm 2012, thu nhập từ các vụ màu của anh đạt hơn 150 triệu đồng.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh Thuấn còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm trồng dưa lê cho các thành viên trong Hội Nông dân của xã và tận tình giúp đỡ bà con nông dân cách thức canh tác, chuyển giao các giống cây trồng cho lợi nhuận kinh tế cao.
Với thành tích xuất sắc về lao động sản xuất, năm 2008, anh Trần Điền Thuấn đã được UBND tỉnh tặng danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Dự kiến, hội chợ Vifa - Expo 2015 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 14-3 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM, với hơn 900 gian hàng (tăng gần 50% so với năm ngoái) của gần 200 doanh nghiệp tham gia.

Trước thực trạng xuất khẩu rau quả của VN liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỉ USD năm 2014, nhưng có đến 80% giống rau đang phải nhập khẩu, TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, đang tích cực nghiên cứu và phát triển các giống rau, hoa để dần giảm sự phụ thuộc nguồn giống nước ngoài.

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Ngò 1, xã Đồng Kỳ như vui hơn. Mấy năm trước, không may ông Sơn mắc bệnh, sức khỏe suy giảm, gánh nặng cơm áo dồn cả lên vai người vợ tảo tần. Cuộc sống gia đình vì thế càng khó khăn. Ðược chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngoài chăn nuôi bò sinh sản, vợ chồng ông tận dụng diện tích ruộng sẵn có luân canh gối vụ lúa, củ đậu, khoai tây…

Trong đó, huyện Tân Yên đạt 100% kế hoạch; Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang, TP Bắc Giang gần hoàn thành. Hiện nay, ngành nông nghiệp tiếp tục đôn đốc các huyện miền xuôi khuyến cáo nông dân tập trung gieo cấy diện tích còn lại xong trước ngày 10-3; chăm sóc trà lúa đã cấy, tránh những tác động tiêu cực của thời tiết khi lúa trỗ như gió tây nóng, lũ tiểu mãn... Riêng huyện Lục Ngạn, Sơn Động sẽ hoàn thành gieo cấy trong tháng 3.

Sản lượng tôm giống hàng năm do doanh nghiệp sản xuất lên đến hàng tỷ post, cung cấp nhu cầu nuôi tôm thương phẩm cho nhiều thị trường trọng điểm trên cả nước… Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Lê Tiến Phương đánh giá cao kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty CP Thủy sản Việt Úc, từng bước nâng tầm thương hiệu tôm cho Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.