Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gạo Việt thua Campuchia hậu quả của mạnh ai người nấy làm

Gạo Việt thua Campuchia hậu quả của mạnh ai người nấy làm
Ngày đăng: 27/10/2015

Nhận định về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường chính như Trung Quốc đang mất dần vào tay Campuchia, Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ…

GS Trần Đình Long với tư cách là Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam đã chia sẻ những giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Thưa ông, mặc dù vẫn là thị trường chính, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục giảm trong những năm gần đây. Theo ông, đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này?

- Những năm gần đây thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc ngày một giảm.

Nguyên nhân là do, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chủ yếu là gạo có chất lượng thương phẩm thấp, chủ yếu xuất theo con đường tiểu ngạch không chính thống vì vậy hầu hết phụ thuộc vào các doanh nghiệp của Trung Quốc. Giá cả đều phụ thuộc vào người mua, ta không chủ động được giá bán vì cung vượt cầu.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa đủ điều kiện về nguồn lực (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kho tàng…

Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao trong thương mại) vì vậy không tự quyết và điều khiển được giá cả xuất khẩu gạo, đặc biệt số lượng gạo với chất lượng và giá thấp lại chiếm đa số.

Để khắc phục các yếu điểm trên trước hết phải tổ chức lại khâu sản xuất. Quy hoạch vùng và chủng loại giống để nâng cao tỷ lệ giống lúa có chất lượng cao, giá trị từ 600 USD/tấn trở lên.

Phải có đủ kho tàng để dự trữ gạo, chủ động và điều khiển giá theo các hợp đồng chính ngạch, cương quyết không chạy theo số lượng. Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau để có thể chủ động được giá cả theo hợp đồng. Gạo Việt đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ những nước như Campuchia, Lào...

Tại sao từ 1 nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới, Việt Nam lại đứng trước nguy cơ thua Campuchia thưa ông? - Thực ra, việc thắng thua trong xuất khẩu gạo cũng không phải là vấn đề lớn.

Vì cơ chế thị trường là bình đẳng, nếu cạnh tranh lành mạnh thì không sao, các nước có quyền như nhau.

Trên thực tế số lượng gạo của Campuchia và Lào vẫn còn khiêm tốn, vì vậy chất lượng gạo của họ cao hơn, đương nhiên sẽ có lợi thế cạnh tranh.

Trong khi chúng ta chạy theo số lượng lớn, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đều yếu kém:

Không điều khiển được cơ cấu giống chất lượng cao, sản xuất theo kiểu mạnh ai người ấy làm, loại trừ một số doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm, nhưng số lượng gạo chất lượng cao còn quá nhỏ.

Theo ông, chất lượng gạo có phải cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến gạo Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước như Thái Lan, Ấn Độ?

- Chính xác là như vậy. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là khâu tổ chức sản xuất kém. Không có mối liên kết chịu trách nhiệm của người sản xuất với các doanh nghiệp thương mại.

Các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là tổ chức mua - bán. Không chú trọng khâu thương mại với khâu tổ chức vùng sản xuất.

Việt Nam cần phải hình thành nhiều tập đoàn sản xuất và xuất khẩu gạo lớn, đủ mạnh theo ngành hàng và phải huy động tổng lực từ chính sách của nhà nước, đầu tư vốn, khoa học công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất lúa gạo.

Chỉ sản xuất lúa gạo chất lượng cao với chi phí thấp, mới có thể cạnh tranh được với với bất kỳ thị trường nào.

Có nhận định cho rằng, Việt Nam dù có nhiều giống lúa nhưng gạo xuất khẩu lại không có thương hiệu, bản sắc riêng và chất lượng cũng không cao. Xin ông cho nhận xét về các giống lúa đang được Việt Nam lựa chọn trồng?

- Hiện tại, Việt Nam có một số giống địa phương hoặc giống đặc sản: ví dụ các loại gạo tám, gạo thơm như Nàng thơm…Loại thứ hai là các giống lúa cải tiến (giống mới) như Jasmine- 85, OM4900, St 5…RVT… (gạo hạt dài), ĐS1, ĐS3…(gạo hạt tròn - Japonica)…

Các loại giống mới mà có chất lượng thương phẩm cao, giá bán trên 600 USD/tấn, trong đó giống lúa hạt tròn xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan có giá tới 1.200 USD/tấn (đã xuất thử nghiệm gạo hạt tròn ĐS1 sang Nhật).

Vấn đề là chúng ta phải liên kết lại: Nông dân, Doanh nghiệp, nhà nước, khoa học công nghệ phải là một. Đi theo cùng một hướng, xuất khẩu lúa gạo mới đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập Á - Âu, ASEAN, TPP…


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Dúi Thương Phẩm Của Ông Song Mô Hình Nuôi Dúi Thương Phẩm Của Ông Song

Là một giáo viên đến tuổi nghỉ hưu, nhưng ông Hà Thế Song, xóm Co Lương, xã Vạn Mai (Mai Châu - Hòa Bình) vẫn không cho phép mình nghỉ ngơi, an hưởng. Với suy nghĩ còn sức khỏe còn phải lao động để đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và là niềm vui trong cuộc sống.

20/04/2012
Cửa Biển Bồi Lấp, Ngư Dân Khốn Đốn Cửa Biển Bồi Lấp, Ngư Dân Khốn Đốn

Vài tháng trở lại đây, hàng trăm ngư dân ở xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, tỉnh TT - Huế) phải bỏ nghề đầm phá, phiêu tán nhiều nơi do cửa Tư Dung bị bồi lấp, nguồn nước bị ngọt hóa, thủy sản chết hàng loạt.

17/04/2012
Nông Dân Khó Bán Được Lúa Nông Dân Khó Bán Được Lúa

Vụ lúa Hè Thu ở Vĩnh Long đang thu hoạch rộ. Mặc dù vụ này trúng mùa nhưng nông dân không vui vì giá lúa ở mức thấp. Bên cạnh đó, mưa rả rích những ngày qua làm ruộng lúa lầy lội, nhiều chủ máy gặt cũng lợi dụng cơ hội này “làm giá” nông dân.

26/06/2012
"Vựa Lúa" Mộ Đức Có Cánh Đồng 20 Tấn

Vụ đông xuân này, ngoài "bể bồ" do lúa lai mang lại thì nông dân Mộ Đức lại tiếp tục ghi điểm với mô hình "Cánh đồng 20 tấn". Đây có thể được xem là "Cánh đồng mẫu" đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi, tạo bước đột phá về năng suất và thói quen canh tác, sản xuất lúa theo hướng chuyên canh.

20/04/2012
Mùa Cà Phê Và Hồ Tiêu Kém Vui ! Mùa Cà Phê Và Hồ Tiêu Kém Vui !

Giá cà phê và tiêu ở nhiều địa bàn như Lâm Đồng, Đăk Lăk Bình Phước… đang có chiều hướng giảm. Đi liền đó là hiện tượng không ít diện tích tiêu đang bị bệnh, năng suất giảm đáng kể khiến nông dân vô cùng sốt ruột.

19/04/2012