Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gạo Việt Không Lo Bị Mỹ Kiện

Gạo Việt Không Lo Bị Mỹ Kiện
Ngày đăng: 29/07/2014

Giá thành sản xuất lúa thấp nhưng thực tế nông dân không có lời. Nếu có, chẳng qua chỉ kiếm được ở khâu lao động, đất đai, tiền vốn

Khi được hỏi về thông tin có thể phía Mỹ sẽ nộp đơn kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam (đang được loan đi những ngày qua), ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, nói: “Chúng tôi đang chờ thông tin chính thức từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Nếu việc này xảy ra thì cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch VFA, tỏ thái độ không mấy quan tâm đến sự kiện này. Bởi theo ông Linh, gạo Việt Nam xuất sang Mỹ rất ít, mỗi lần chỉ vào trăm tấn gạo thơm và mỗi năm cũng xuất chỉ 5-10 container với tổng sản lượng chỉ vài ngàn tấn.

Chính vì vậy mà VFA không quá lo lắng khi Mỹ kiện chống bán phá giá. Cũng như vậy, ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Công ty CP Gentraco, cho rằng Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ rất ít nên không đáng ngại.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó Khoa Phát triển nông thôn - Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng Việt Nam chủ yếu xuất gạo thơm cho người Mỹ gốc châu Á dùng.

Do vậy, việc Mỹ áp dụng chống bán phá giá đối với gạo và có thể kiện Việt Nam là điều không đáng lo nhưng qua đó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo cho ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam. Điều này bắt nguồn từ việc cách tính giá thành sản xuất lúa.

Theo ông Đệ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là mỗi mùa vụ phải bảo đảm cho nông dân có lời 30% nhưng khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương điều tra thông tin về giá thành sản xuất thì chỉ tính chi phí tiền mặt (thuê mướn nhân công, cày bừa, phân thuốc…) trong khi những chi phí cố định (máy bơm nước, sân phơi, nhà kho…) không được đưa vào; cũng không tính tới phí cơ hội sử dụng đất và sử dụng tiền mặt.

Nếu nông dân đi thuê đất trồng lúa bình quân khoảng 30 triệu đồng/ha/3 vụ, mỗi vụ phải mất 10 triệu đồng. Bình quân mỗi hộ phải chi từ 15-20 triệu đồng trong mùa vụ, đến thu hoạch mới lấy lại thay vì số tiền này đem gửi ngân hàng cũng sinh lợi.

Người lao động trong các ngành nghề khác khi thất nghiệp có bảo hiểm thất nghiệp, nông dân đang làm ngoài đồng bị sét đánh hay nhiễm phân, thuốc trừ sâu… thì tự chịu.

Ông Đệ phân tích thêm: “Do không tính những phí kể trên nên giá thành sản xuất lúa thấp nhưng thực tế nông dân không có lời. Gạo Việt Nam chưa có tiền lệ bị áp thuế chống bán phá giá. Phần lớn gạo Việt Nam chỉ xuất sang những thị trường không đòi hỏi chất lượng cao nên doanh nghiệp pha trộn, giống không đồng nhất và bán giá rẻ.

Bà Mai Thị Ánh Tuyết - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang - cho biết tỉnh này có khoảng 5 doanh nghiệp xuất khẩu gạo chất lượng cao vào thị trường Mỹ nhưng sản lượng không đáng là bao so với các thị trường truyền thống khác.

“Nhờ các doanh nghiệp xây dựng vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao nên giá gạo xuất khẩu sang Mỹ luôn cao hơn các thị trường khác từ 20% đến 30%. Vấn đề còn lại là các bộ, ngành liên quan cần sớm có lộ trình xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để có cơ sở bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị xuất khẩu khi tranh chấp xảy ra”.

Trong nguy có cơ

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng việc bán gạo với giá thấp cũng giống như đang thực hiện bao cấp cho các thị trường xuất khẩu trong khi đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam vẫn chưa có giá sàn xuất khẩu gạo nên dễ dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp bỏ thầu với giá thấp để trúng thầu.

Việc gạo Việt Nam đương đầu với các biện pháp bảo hộ thương mại của Mỹ trong thời gian tới là khó tránh khỏi nhưng đây là cơ hội tốt nhất để nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam vốn bị bỏ ngỏ từ bấy lâu nay.

Gạo Việt Nam phải được bán với giá tương đương với Thái Lan ở thị trường khó tính này để doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân đều hưởng lợi. Lúc đó, nhà nước cũng có thể dễ dàng thu lại khoản vay làm thủy lợi phí với số vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Mùa nắng chanh tăng giá Mùa nắng chanh tăng giá

Khoảng 2 tuần nay, chanh tăng giá do nghịch mùa và nhu cầu tiêu thụ mạnh. Tại Mang Thít (Vĩnh Long), chanh mua tại vườn có giá 10.000 - 12.000 đ/kg.

13/04/2015
Làm giàu từ dưa Kim Cô Nương Làm giàu từ dưa Kim Cô Nương

Nhiều hộ dân ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, chuyển sang trồng các loại dưa đặc sản như Hoàng Kim, Kim Cô Nương… Trong đó, dưa Kim Cô Nương đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho các hộ dân nơi đây.

13/04/2015
Xoài mất mùa nhưng giá vẫn giảm mạnh Xoài mất mùa nhưng giá vẫn giảm mạnh

Năm nay, thời tiết thất thường nên nhiều khu vực trồng xoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bị giảm sản lượng. Tuy nhiên, xoài vẫn “rớt” giá mạnh khi vào vụ thu hoạch. Trong đó, xoài Đài Loan chỉ còn từ 10-12 ngàn đồng/kg, so với trước tết bán được hơn 50 ngàn đồng/kg.

13/04/2015
Hiệu quả trồng xen dưa hấu giữa 2 vụ lúa Hiệu quả trồng xen dưa hấu giữa 2 vụ lúa

Không cần đê bao vẫn có thể sản xuất 3 vụ/năm, vừa cải tạo đất, vừa xả lũ tự nhiên, cả chủ đất và người mướn đất đều tăng thu nhập đáng kể… là những hiệu quả dễ nhận thấy của việc trồng xen dưa hấu giữa 2 vụ lúa đông xuân và hè thu. Dù canh tác ngắn ngày hơn lúa nhưng lợi nhuận từ dưa hấu lại luôn cao hơn.

13/04/2015
Thận trọng trong phát triển chuối mô! Thận trọng trong phát triển chuối mô!

Cây chuối tiêu không còn xa lạ với bất cứ người dân Yên Bái nào, tuy nhiên, bao đời nay, việc trồng và phát triển rất manh mún, thiếu đầu tư, chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng yêu cầu của thị trường.

13/04/2015