Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định Tấn Công Thị Trường Trung Quốc

Trung Quốc được dự đoán có thể là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng từ 2,6 triệu tấn năm 2014 tăng lên 3,5 triệu tấn trong năm 2015.
Các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang kêu gọi Chính phủ thảo luận vấn đề mua bán gạo non-basmati với Chủ tịch Trung Quốc đang có chuyến thăm tới nước này.
Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.
Hiện Trung Quốc được dự đoán có thể là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng từ 2,6 triệu tấn năm 2014 tăng lên 3,5 triệu tấn trong năm 2015. Nguồn gạo nhập khẩu của nước này chủ yếu đến từ Việt Nam, Thái Lan và Pakistan.
Trong khi đó, Ấn Độ đang là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chủ yếu là gạo basmati được xuất khẩu sang các nước Trung Đông và gạo non-basmati được xuất khẩu sang các nước Châu Phi, Nga và Ukraine.
Năm 2012, Trung Quốc cho phép nhập khẩu gạo basmati của Ấn Độ. Nước này đã nhập khẩu khoảng 1.625 tấn gạo basmati từ Ấn Độ trong năm 2012 và 1.744 tấn trong năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Nếu Đề án Chuỗi giá trị tôm, cá toàn cầu của Minh Phú có cơ hội được thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp này sẽ trở thành nhà sản xuất và chế biến xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang, cho biết: 6 tháng đầu năm Chi cục ra quân 16 cuộc thanh, kiểm tra 105 Cty, DN, đại lý, cửa hàng buôn bán VTNN trên địa bàn, đã phát hiện nhiều sai phạm trong kinh doanh và sản xuất thuốc BVTV.

Ngày 21/7, Cty TNHH CJ Vina Agr (Hàn Quốc) đưa vào hoạt động nhà máy SX, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tại KCN Dầu Giây, huyện Thống Nhất (Đồng Nai).

Nhu cầu về nguồn thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đang là vấn đề hết sức cấp bách cho ngành trồng trọt, nhất là trước bối cảnh chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là bò sữa đang có sự bứt phá mạnh mẽ.

Hành tây tại Đà Lạt đang có giá 15.000 – 16.000 đồng/kg, tăng gấp 5 - 6 lần so với cách đây 2 tháng, nhưng nông dân không còn nhiều hàng để bán.