Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định Tấn Công Thị Trường Trung Quốc

Trung Quốc được dự đoán có thể là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng từ 2,6 triệu tấn năm 2014 tăng lên 3,5 triệu tấn trong năm 2015.
Các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang kêu gọi Chính phủ thảo luận vấn đề mua bán gạo non-basmati với Chủ tịch Trung Quốc đang có chuyến thăm tới nước này.
Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.
Hiện Trung Quốc được dự đoán có thể là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng từ 2,6 triệu tấn năm 2014 tăng lên 3,5 triệu tấn trong năm 2015. Nguồn gạo nhập khẩu của nước này chủ yếu đến từ Việt Nam, Thái Lan và Pakistan.
Trong khi đó, Ấn Độ đang là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chủ yếu là gạo basmati được xuất khẩu sang các nước Trung Đông và gạo non-basmati được xuất khẩu sang các nước Châu Phi, Nga và Ukraine.
Năm 2012, Trung Quốc cho phép nhập khẩu gạo basmati của Ấn Độ. Nước này đã nhập khẩu khoảng 1.625 tấn gạo basmati từ Ấn Độ trong năm 2012 và 1.744 tấn trong năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình có nhiều mẫu xét nghiệm gia cầm tại các huyện: Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) và nguy cơ bùng phát dịch rất cao, vừa qua Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đi kiểm tra tình hình thực tế dịch cúm gia cầm (DCGC) tại một số địa phương trong tỉnh...

Trong 2 ngày 25 và 26.2, ông Ota Noriya, Giám đốc Công ty TNHH Ota (Nhật Bản) dẫn đầu đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh, khảo sát thực địa và tìm cơ hội triển khai Dự án trồng tre lấy bẹ mo.

Theo đó, các nông dân đã được truyền đạt một số kiến thức về cơ chế sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong vụ đông xuân; kỹ thuật chăm sóc cây trồng và một số sản phẩm, quy trình, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón chất lượng cao, phù hợp với cây trồng, thổ nhưỡng của các địa phương.

Rà soát lại lĩnh vực nông nghiệp gắn với mục tiêu phát triển bền vững các thôn, bon, trên cơ sở đó có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phù hợp là cách mà xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) đang triển khai nhằm giúp nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu một cách bền vững.

Sau một thời gian trầm lắng, từ đầu tháng 2 đến nay, giá cà phê nhân liên tục tăng đã làm cho thị trường mua bán mặt hàng này sôi động trở lại. Ghi nhận tại các điểm thu mua cà phê và từ phía hộ dân cho thấy, nhiều nông dân đang dự trữ cà phê chờ giá đã mạnh dạn xuất hàng bán để lấy tiền đầu tư cho vụ mới.