Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gạo nghi nhựa ở TPHCM là gạo thật

Gạo nghi nhựa ở TPHCM là gạo thật
Ngày đăng: 05/10/2015

Gạo rang lên có mùi khét khó chịu và vón cục

Ngay sau đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản và đại diện khu vực phía Nam của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã vào cuộc kiểm tra.

Chiều 4-10, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, khẳng định, khi tiếp cận với mẫu gạo nghi nhựa ở TPHCM, qua kiểm tra, phân tích cho thấy 100% mẫu gạo này là gạo thật. Ông Phạm Văn Dư khẳng định:

“Gạo này là gạo thật, không có chuyện gạo nhựa, hay gạo giả như nghi vấn trước đó”.

Liên quan đến một số biểu hiện lạ của gạo như khi rang thì cháy đen và có mùi khét bốc lên như nhựa, ông Phạm Văn Dư cho rằng, để xác minh và có câu trả lời chính xác thì cần nhiều thời gian để điều tra, phân tích.

Cụ thể là phải xem trong quá trình gieo trồng đến lúc thu hoạch, nông dân đã sử dụng những loại thuốc trừ sâu nào, trong quá trình bảo quản có sử dụng hóa chất gì không?

Ông Phạm Văn Dư phân tích:

“Gạo ở Việt Nam còn dư thừa để xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn mỗi năm nên không thể có việc sản xuất gạo giả để bán kiếm lời, vì chi phí sản xuất gạo giả còn đắt hơn gạo thật”.


Có thể bạn quan tâm

Quản lý sâu đục củ khoai lang hiệu quả bằng sản xuất thâm canh tổng hợp Quản lý sâu đục củ khoai lang hiệu quả bằng sản xuất thâm canh tổng hợp

Quá trình sản xuất khoai lang theo quy trình “thâm canh tổng hợp” có một số điểm mới hơn so sản xuất truyền thống như sử dụng màng phủ, nấm Trichoderma, trồng sả… Nhưng theo các nhà khoa học, đây là giải pháp cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ quản lý rất hiệu quả sâu đục củ khoai lang hiện nay.

07/05/2015
Làm giàu từ trồng cà tím Làm giàu từ trồng cà tím

Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.

07/05/2015
Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.

07/05/2015
Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam phải thận trọng Phát triển cây mắc ca ở Việt Nam phải thận trọng

Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.

07/05/2015
Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

07/05/2015