Gạo nghi nhựa ở TPHCM là gạo thật

Gạo rang lên có mùi khét khó chịu và vón cục
Ngay sau đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản và đại diện khu vực phía Nam của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã vào cuộc kiểm tra.
Chiều 4-10, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, khẳng định, khi tiếp cận với mẫu gạo nghi nhựa ở TPHCM, qua kiểm tra, phân tích cho thấy 100% mẫu gạo này là gạo thật. Ông Phạm Văn Dư khẳng định:
“Gạo này là gạo thật, không có chuyện gạo nhựa, hay gạo giả như nghi vấn trước đó”.
Liên quan đến một số biểu hiện lạ của gạo như khi rang thì cháy đen và có mùi khét bốc lên như nhựa, ông Phạm Văn Dư cho rằng, để xác minh và có câu trả lời chính xác thì cần nhiều thời gian để điều tra, phân tích.
Cụ thể là phải xem trong quá trình gieo trồng đến lúc thu hoạch, nông dân đã sử dụng những loại thuốc trừ sâu nào, trong quá trình bảo quản có sử dụng hóa chất gì không?
Ông Phạm Văn Dư phân tích:
“Gạo ở Việt Nam còn dư thừa để xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn mỗi năm nên không thể có việc sản xuất gạo giả để bán kiếm lời, vì chi phí sản xuất gạo giả còn đắt hơn gạo thật”.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.

Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang tiến hành tưới cà phê đợt 2 và đợt 3, nhưng do nguồn nước thiếu hụt nhiều địa phương không đủ nước để đáp ứng nhu cầu các đợt tưới tiếp theo.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Dak Lak, các thương lái đang tập trung thu mua sắn tươi với giá 1.600 đồng/kg và giá sắn lát phơi khô hiện ở mức 4.000 đồng/kg, tăng từ 500 - 700 đồng/kg so với cùng kỳ niên vụ trước. Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ở xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh, TPHCM, bằng những mảnh vườn rau cung cấp cho hợp tác xã, nông dân giờ đây đã có của ăn của để, thoát nghèo.