Gạo nghi nhựa ở TPHCM là gạo thật

Gạo rang lên có mùi khét khó chịu và vón cục
Ngay sau đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản và đại diện khu vực phía Nam của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã vào cuộc kiểm tra.
Chiều 4-10, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, khẳng định, khi tiếp cận với mẫu gạo nghi nhựa ở TPHCM, qua kiểm tra, phân tích cho thấy 100% mẫu gạo này là gạo thật. Ông Phạm Văn Dư khẳng định:
“Gạo này là gạo thật, không có chuyện gạo nhựa, hay gạo giả như nghi vấn trước đó”.
Liên quan đến một số biểu hiện lạ của gạo như khi rang thì cháy đen và có mùi khét bốc lên như nhựa, ông Phạm Văn Dư cho rằng, để xác minh và có câu trả lời chính xác thì cần nhiều thời gian để điều tra, phân tích.
Cụ thể là phải xem trong quá trình gieo trồng đến lúc thu hoạch, nông dân đã sử dụng những loại thuốc trừ sâu nào, trong quá trình bảo quản có sử dụng hóa chất gì không?
Ông Phạm Văn Dư phân tích:
“Gạo ở Việt Nam còn dư thừa để xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn mỗi năm nên không thể có việc sản xuất gạo giả để bán kiếm lời, vì chi phí sản xuất gạo giả còn đắt hơn gạo thật”.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng tiêu xen canh cà phê theo phương pháp hữu cơ trên cùng một diện tích của chàng trai quê Gia Lai cho lợi nhuận gấp 3 lần

Mạnh dạn chuyển đổi sang trồng nấm sạch, trung bình mỗi năm ông Phạm Quốc Hương (Ninh Bình) có thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng.

Sau 18 năm chăm sóc và gây dựng, từ hai bàn tay trắng, đến nay, gia đình anh Xá đang sở hữu trong tay gần 300 con bò với giá trị hơn 3 tỷ đồng

Hơn chục năm ròng mải mê với đàn trâu rồi làm giàu cũng từ đó, anh Nguyễn Hồng Ngự được mọi người đặt biệt danh là trùm nuôi trâu miền Tây

Ông Nguyễn Văn Liệu (52 tuổi, ở phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) đã thành công với mô hình nuôi gà siêu trứng, thu nhập 2 triệu đồng/ngày.