Gạo Campuchia góc nhìn khác

Nhiều bình luận với “cái đầu nóng” khiến những ai quan tâm tới “hạt ngọc” Việt có cảm giác bất an, dường như gạo Việt có nguy cơ nhanh chóng tụt hậu so với gạo Campuchia, mất ngôi vị nhất- nhì trên thị trường gạo thế giới trong tương lai gần.
Song, giữa “rừng” thông tin xám vẫn có những điểm “sáng” hy vọng.
Mới đây, với một góc nhìn khác, có câu hỏi rất bất ngờ hiện hữu trên một tờ báo mạng: Cơ hội để gạo Việt đặt dấu chấm hết cho gạo Campuchia? Thực tế có đúng vậy không?
Mặc dù Campuchia tự hào về gạo đặc sản của mình, thậm chí giành nhiều giải thưởng quốc tế về chất lượng gạo, nhưng chính quyền Phnom Penh có rất ít động thái hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo.
Chính vị Chủ tịch một công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Campuchia và nhiều chuyên gia phải thừa nhận rằng, gạo Campuchia xuất khẩu đang gặp nguy hiểm bởi lợi nhuận cận biên rất nhỏ lại tiềm tàng nhiều rủi ro.
Một chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận xét:
Ngành lúa gạo của Campuchia thiếu một hệ thống sản xuất hoàn thiện, thiếu cơ sở hạ tầng tốt và quy trình quản lý hữu hiệu sau thu hoạch, đặc biệt thiếu sự liên kết giữa nhà tạo giống, người nông dân và các thương nhân để có thể tạo nên một hệ thống sản xuất lúa gạo an toàn, có lợi nhuận tốt nhất.
Bên cạnh đó, gạo xuất khẩu của Campuchia phải chịu chi phí cao, từ giá điện của các cơ sở xay xát..., đến việc phải vận chuyển qua nhiều chặng từ cơ sở xay xát đến cảng Sihanoukville, sau đó đến những cảng lớn hơn ở nước ngoài rồi mới xuất sang EU, rất tốn kém.
Đáng chú ý, mỗi năm, EU nhập khẩu khoảng 300.000 tấn gạo Campuchia.
Tuy nhiên, con số chắc sẽ nhỏ đi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU thực thi, có khoảng 76.000 tấn gạo Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu vào EU hàng năm.
Đây chính là cơ hội để gạo Việt “soán ngôi” gạo Campuchia tại EU.
Chưa hết, năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 100.000 tấn gạo Campuchia, nhưng hiện chính quyền Bắc Kinh đang đòi hỏi Campuchia phải giảm giá bán gạo.
Lại một tia hy vọng nữa cho gạo Việt...
Còn rất nhiều thực tế khác khiến gạo Campuchia không hoàn toàn là “người khổng lồ mới lớn” như nhiều người nghĩ.
Có thể bạn quan tâm

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.

Những ngày xuân ấm áp này, ở Hà Nam, bà con nông dân đang tranh thủ xuống đồng, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào khung thời vụ gieo cấy. Còn ít ngày nữa mới đến lịch gieo cấy bằng mạ, song hiện nay nhiều địa phương đã triển khai gieo sạ theo phương pháp cải tiến bằng nông cụ sạ hàng.

Nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho người dân ở Phú Yên. Tuy nhiên vì chưa áp dụng đúng kỹ thuật nên thời gian gần đây dịch bệnh trên thủy sản nuôi thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi và kinh tế của địa phương.

Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang thu hoạch lúa vụ 2 nhưng nhà nông không vui bởi giá lúa giảm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh xảy ra nhiều, chi phí cao nên nông dân Cà Mau đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, giá lúa ở các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL đang có chiều hướng tăng và ổn định.