Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gạo Campuchia góc nhìn khác

Gạo Campuchia góc nhìn khác
Ngày đăng: 09/11/2015

Nhiều bình luận với “cái đầu nóng” khiến những ai quan tâm tới “hạt ngọc” Việt có cảm giác bất an, dường như gạo Việt có nguy cơ nhanh chóng tụt hậu so với gạo Campuchia, mất ngôi vị nhất- nhì trên thị trường gạo thế giới trong tương lai gần.

Song, giữa “rừng” thông tin xám vẫn có những điểm “sáng” hy vọng.

Mới đây, với một góc nhìn khác, có câu hỏi rất bất ngờ hiện hữu trên một tờ báo mạng: Cơ hội để gạo Việt đặt dấu chấm hết cho gạo Campuchia? Thực tế có đúng vậy không?

Mặc dù Campuchia tự hào về gạo đặc sản của mình, thậm chí giành nhiều giải thưởng quốc tế về chất lượng gạo, nhưng chính quyền Phnom Penh có rất ít động thái hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo.

Chính vị Chủ tịch một công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Campuchia và nhiều chuyên gia phải thừa nhận rằng, gạo Campuchia xuất khẩu đang gặp nguy hiểm bởi lợi nhuận cận biên rất nhỏ lại tiềm tàng nhiều rủi ro.

Một chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận xét:

Ngành lúa gạo của Campuchia thiếu một hệ thống sản xuất hoàn thiện, thiếu cơ sở hạ tầng tốt và quy trình quản lý hữu hiệu sau thu hoạch, đặc biệt thiếu sự liên kết giữa nhà tạo giống, người nông dân và các thương nhân để có thể tạo nên một hệ thống sản xuất lúa gạo an toàn, có lợi nhuận tốt nhất.

Bên cạnh đó, gạo xuất khẩu của Campuchia phải chịu chi phí cao, từ giá điện của các cơ sở xay xát..., đến việc phải vận chuyển qua nhiều chặng từ cơ sở xay xát đến cảng Sihanoukville, sau đó đến những cảng lớn hơn ở nước ngoài rồi mới xuất sang EU, rất tốn kém.

Đáng chú ý, mỗi năm, EU nhập khẩu khoảng 300.000 tấn gạo Campuchia.

Tuy nhiên, con số chắc sẽ nhỏ đi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU thực thi, có khoảng 76.000 tấn gạo Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu vào EU hàng năm.

Đây chính là cơ hội để gạo Việt “soán ngôi” gạo Campuchia tại EU.

Chưa hết, năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 100.000 tấn gạo Campuchia, nhưng hiện chính quyền Bắc Kinh đang đòi hỏi Campuchia phải giảm giá bán gạo.

Lại một tia hy vọng nữa cho gạo Việt...

Còn rất nhiều thực tế khác khiến gạo Campuchia không hoàn toàn là “người khổng lồ mới lớn” như nhiều người nghĩ.


Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh Khẩn trương sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh

Trước các ý kiến của ĐBQH về công tác quản lý sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh còn nhiều "khoảng tối" trong phiên thảo luận chiều 10.11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ trưởng Bộ TN&MT đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.

13/11/2015
Hoài Hương đã về đích Hoài Hương đã về đích

Sau 5 năm thực hiện (2011-2015) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay, xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.

13/11/2015
Được mùa tôm tít kẻ bán người mua đều vui Được mùa tôm tít kẻ bán người mua đều vui

Những ngày qua, tôm tít xuất hiện dày trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), hàng trăm người dân sống ven đầm bơi sõng câu (một loại xuồng nhỏ) đóng chấn, đáy, thả lưới bắt. Có gia đình nhiều người làm nghề thu gần chục triệu đồng từ đánh bắt tôm tít.

13/11/2015
Chủ động bảo vệ ao nuôi thủy sản trong mùa mưa lũ Chủ động bảo vệ ao nuôi thủy sản trong mùa mưa lũ

Những năm qua, nghề nuôi tôm đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị), góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là 2 xã Hải An và Hải Khê.

13/11/2015
Khởi nghiệp với mô hình nuôi lươn giống Khởi nghiệp với mô hình nuôi lươn giống

Lần nuôi lươn đầu tiên thất bại, nhưng anh Phạm Văn Thuận (ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) không bỏ cuộc mà rút kinh nghiệm và quyết tâm gầy dựng lại.

13/11/2015