Gần Một Nửa Sản Lượng Vải Bắc Giang Được Tiêu Thụ Nội Địa

Tính đến chiều ngày 26/6, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được 105.445 tấn vải thiều, chiếm gần 70% tổng sản lượng vải thiều tươi của tỉnh.
Vải thiều được ưu tiên thủ tục xuất khẩu
Trong số này, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa khoảng 50.000 tấn (thị trường phía Nam khoảng 32.500 tấn), còn lại là xuất khẩu.
Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.
Theo tin từ Báo Bắc Giang, hiện trên địa bàn huyện Lục Ngạn, hàng ngày vẫn có từ 40 đến 50 xe container chở vải thiểu xuất khẩu sang Trung Quốc và một lượng xe tương đương phục vụ tiêu thụ nội địa.
Trong khi đó ở Cửa khẩu quốc tế Kim Thành (thành phố Lào Cai), mặt hàng quả vải được xếp vào luồng xanh (miễn kiểm tra), nên chỉ mất chưa đến 5 phút, xe chở vải đã qua cổng kiểm soát Bắc Sơn (Trung Quốc). Trong dịp này, mỗi ngày có trên 500 tấn vải tươi từ Bắc Giang, Hải Dương xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Để tìm kiếm thị trường mới, tỉnh Bắc Giang đã thông qua một số doanh nhân đưa sản phẩm vải thiều tươi sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore chào hàng và đã được chấp nhận.
Nông dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học Công nghệ) thí điểm xuất khẩu vải sang Nhật Bản theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm CAS (công nghệ làm lạnh đông nhanh của Nhật Bản, được sử dụng để bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm).
Ngày 20/6 vừa qua, 20 tấn vải thiều Lục Ngạn bảo quản theo công nghệ CAS đã được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 tháng nay, trong khu vực kè biển thuộc khu phố 5, phường Đức Long, thành phố Phan Thiết xuất hiện rất nhiều nghêu. Nhiều hộ dân sống lâu năm ở đây cho biết đây là điều khá đặc biệt, bởi khu vực biển này từ trước đến giờ chưa bao giờ xuất hiện con nghêu và chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây từ khi có kè biển bao bọc.

Những ngày giữa tháng 3, gia đình ông Trần Văn Tuất ở thôn 9, xã Nam Bình đang tưới nước đợt 3 cho 2 ha cà phê. Theo ông Tuất thì năm nay thời tiết có những biểu hiện là sẽ khô hạn hơn năm ngoái nên ông chú trọng vào những biện pháp canh tác nhằm đảm bảo an toàn cho vườn cây.

Bước sang năm 2014 là năm thứ 4, Công ty CP Cao su Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các giống cao su kháng lạnh. Ký ức về thiệt hại do giá rét năm 2010 vẫn chưa nguôi, nhưng đó cũng là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý giá để cho người trồng cao su thêm phần quyết tâm trên vùng đất khó.

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.