Gần Một Nửa Sản Lượng Vải Bắc Giang Được Tiêu Thụ Nội Địa

Tính đến chiều ngày 26/6, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được 105.445 tấn vải thiều, chiếm gần 70% tổng sản lượng vải thiều tươi của tỉnh.
Vải thiều được ưu tiên thủ tục xuất khẩu
Trong số này, tổng sản lượng tiêu thụ nội địa khoảng 50.000 tấn (thị trường phía Nam khoảng 32.500 tấn), còn lại là xuất khẩu.
Giá bán vải thiều tại Bắc Giang ổn định, dao động từ 8.000 đến 18.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành phẩm loại ngon tại TPHCM đạt 35.000 đến 40.000 đồng mỗi kg; tại các cửa khẩu dao dộng từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg.
Theo tin từ Báo Bắc Giang, hiện trên địa bàn huyện Lục Ngạn, hàng ngày vẫn có từ 40 đến 50 xe container chở vải thiểu xuất khẩu sang Trung Quốc và một lượng xe tương đương phục vụ tiêu thụ nội địa.
Trong khi đó ở Cửa khẩu quốc tế Kim Thành (thành phố Lào Cai), mặt hàng quả vải được xếp vào luồng xanh (miễn kiểm tra), nên chỉ mất chưa đến 5 phút, xe chở vải đã qua cổng kiểm soát Bắc Sơn (Trung Quốc). Trong dịp này, mỗi ngày có trên 500 tấn vải tươi từ Bắc Giang, Hải Dương xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Để tìm kiếm thị trường mới, tỉnh Bắc Giang đã thông qua một số doanh nhân đưa sản phẩm vải thiều tươi sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore chào hàng và đã được chấp nhận.
Nông dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học Công nghệ) thí điểm xuất khẩu vải sang Nhật Bản theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm CAS (công nghệ làm lạnh đông nhanh của Nhật Bản, được sử dụng để bảo quản hải sản, nông sản và thực phẩm).
Ngày 20/6 vừa qua, 20 tấn vải thiều Lục Ngạn bảo quản theo công nghệ CAS đã được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn này, hàng nghìn hộ ngư dân đã đầu tư đóng các loại tàu, thuyền có công suất lớn hơn 90CV, đánh bắt tại những ngư trường xa bờ. Nhiều hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, mỗi hộ vài ha mặt nước nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương, ngao... doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Trước tình hình hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp chống hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra.

Những ngày này rất nhiều ngư dân ở các xã vùng bãi ngang ven biển huyện Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tĩnh) đang được mùa sứa biển, giá thành khá cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể...

Con banh lông là loại hải sản còn ít người biết đến. Nhìn bề ngoài banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn. Lâu nay hầu như ngư dân ít khai thác loại hải sản này.

Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng nuôi mang tính chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế và việc nuôi tôm trên cát phát triển manh mún, tự phát. Vì vậy, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm là điều cần thiết.