Gần 9 Nghìn Tấn Dưa Hấu Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai

Từ đầu năm đến ngày 29/3, đã có 8.700 tấn dưa hấu xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.
Riêng tháng 3 đã có 5.600 tấn dưa hấu được xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Giá bán dưa hấu qua cửa khẩu từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, thuế xuất khẩu 0%.
Những ngày cuối tháng 3, lượng dưa hấu xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đang ách tắc nên nhiều xe hàng đã chuyển hướng tới Lào Cai. Có ngày cao điểm lượng dưa hấu xuất qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đạt 500 tấn.
Hầu hết lượng dưa hấu nói trên có xuất xứ từ các tỉnh nam Trung Bộ, vùng trọng điểm dưa hấu lớn nhất của cả nước. Khi chuyển tới Lào Cai, các doanh nghiệp sẽ đóng gói vào hộp các-tông do đối tác cung cấp (bìa mặt in chữ Trung Quốc) trước khi chuyển sâu vào nội địa các tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc.
Dưa hấu không phải là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, nhưng khi các cửa khẩu phía Đông Bắc ách tắc thì các chủ hàng chuyển hướng xuất khẩu qua Lào Cai.
Theo thông tin từ các tờ báo lớn trong nước, tính đến ngày 28/3, tại tỉnh Lạng Sơn vẫn bị ách tắc khoảng 1.700 xe tải cỡ lớn mặt hàng dưa hấu, thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn (BVMT), Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án “Hội ND tham gia BVMT nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020”, “Xây dựng chi hội xanh-sạch-đẹp”.

Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã.

Các DN sản xuất mía đường ở khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi với nông dân để ổn định vùng nguyên liệu trước các tác động của biến đổi khí hậu và áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu.

Mới đây, tại Quảng Bình, TTKNQG đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.

Những năm trở lại đây, cây na đã khẳng định được là một trong những loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao của huyện Chi Lăng, Lạn Sơn.