Gần 9 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Bệnh Đốm Trắng

Theo báo cáo của Chi cục thú y tỉnh đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh có 8,95 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Nghi Xuân và Kỳ Anh, số giống bị thiệt hại 2,68 triệu con.
![]() |
![]() |
Ông Trần Hùng – Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Ngày 28-4-2011 bệnh đốm trắng trên tôm được phát hiện tại một hộ nuôi vùng nuôi tôm xã Xuân Trường (Nghi Xuân) với diện tích 02 ha. Sau đó bệnh phát sinh thêm tại các vùng nuôi Cồn Nậy xã Kỳ Thọ, vùng eo Bù xã Kỳ Ninh, vùng Trung Hà và vùng Tây Hà, xã Kỳ Hà (Kỳ Anh). Tiếp đó vùng nuôi tôm của xã Xuân Phổ (Nghi Xuân). Hiện trên địa bàn tỉnh xảy ra bệnh đốm trắng trên tôm tại 11 hộ nuôi, thuộc các xã Xuân Trường, Xuân Phổ, Kỳ Thọ, Kỳ Ninh, Kỳ Hà.
Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng... là các vật chủ trung gian thường mang mầm bệnh đốm trắng. Ngoài ra, thời tiết bất lợi cho tôm nuôi đó là biên độ giao động nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, xen lẫn giữa những đợt gió mùa nhiệt độ giảm thấp đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.
Không để bệnh đốm trắng lây lan, Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát diễn biến dịch bệnh tại các vùng nuôi. Tiếp tục khuyến cáo các hộ nuôi biện pháp phòng ngừa, xử lý dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các vùng nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh để phát hiện bệnh, xử lý kịp thời
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới.

Anh Phạm Thận, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bắc Phong (Thuận Bắc) không những tích cực công tác xã hội mà còn làm kinh tế gia đình giỏi. Anh là người đi đầu ở thôn Mỹ Nhơn thực hiện mô hình “vườn - ao - chuồng” (VAC) mang lại hiệu quả cao.

Chúng tôi gặp Nguyễn Thanh Thọ 45 tuổi đang chăm chút cột cành cây khổ qua chuẩn bị lên giàn. Anh Thọ nêu gương nông dân cần mẫn làm ăn căn cơ nuôi con ăn học chu đáo ở thôn Phước Thiện 1, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Tuy đất đai canh tác ít nhưng anh đầu tư thâm canh các loài cây la- ghim bảo đảm chất lượng nông sản gắn với nhu cầu tiêu thụ thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2007, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ 31 tuổi, ở thôn Trường Thọ (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước) trồng táo trên diện tích 3,5 sào đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện mỗi ngày có khoảng 20 - 30 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong đó, cá được nhập lậu chủ yếu qua các cửa ngõ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh.