Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt

Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.
Trong đó, huyện Cẩm Mỹ bị thiệt hại nặng nhất với 675 hécta nằm ở 6 xã: Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Xuân Bảo, Bảo Bình và Lâm San. Nguyên nhân dẫn đến bắp không hạt là do sử dụng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta.
Sau khi nghe người dân báo bắp không hạt, Chi cục Bảo vệ thực vật đã kết hợp với các huyện và Công ty TNHH Syngenta đi kiểm tra thực tế. Hiện Công ty TNHH Syngenta đang tiến hành bồi thường cho người dân bị thiệt hại do bắp không hạt là 13 triệu đồng/hécta và đến nay đã bồi thường được khoảng 2/3 diện tích bắp bị thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên năng suất và chất lượng dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tăng cao so với trước đây.

Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mẫu dâu tây Đà Lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng.

Gần 20% trong tổng số diện tích cam sành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có nguy cơ bị xóa sổ vì bệnh vàng đầu, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) như hồi chuông cảnh báo trước thực trạng người dân sản xuất còn chạy theo phong trào, phá vỡ định hướng quy hoạch của các cơ quan chuyên môn.

Theo một số nhà vườn trồng bơ tại các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và TX.Long Khánh, giữa tháng 4, bơ ở Đồng Nai vào vụ thu hoạch chính.

Nhiều nhà vườn huyện Chợ Lách và Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang thu hoạch chôm chôm nghịch vụ, giá bán khá cao. Các vườn chôm chôm xử lý cho trái nghịch vụ bắt đầu thu hoạch cách đây hơn 2 tuần, chôm chôm Java trước đó chỉ 10.000 đồng/kg nhưng hiện đã tăng lên mức 35.000 đồng/kg.