Gần 600 Ha Ca Cao Bị Đốn Bỏ

Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đốn bỏ cây ca cao hàng loạt của bà con nông dân trong thời gian qua là do tình hình sâu bệnh hại diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá ca cao giảm mạnh trong thời gian dài từ 60.000 đ/kg vào cuối năm 2012 xuống còn 35.000 đ/kg (tháng 8/2013). Như vậy, với năng suất ca cao trung bình hiện nay khoảng 8,02 tạ/ha thì thu nhập của người dân chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng/ha, như vậy là quá thấp.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng đã chỉ đạo thực hiện rà soát tình hình sản xuất ca cao tại địa phương, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý của người dân. Đồng thời, Ban Quản lý Dự án ca cao Lâm Đồng đã đưa ra những giải pháp, chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ và tổ chức sản xuất hợp lý để đưa ca cao trở thành cây trồng ổn định tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Bình chịu thiệt hại khá lớn do dịch lợn tai xanh gây ra, thì gia đình ông Trần danh Trưởng thôn Thiên Đức- xã Thái Bảo vẫn có nguồn thu nhập ổn định với doanh thu hàng chục triệu đồng từ nghề nuôi Dê lai giống Bách Thảo.

Hiện giá tôm hùm thương phẩm loại 1, tại các tỉnh Nam Trung Bộ, đã tăng lên 1,3 triệu đồng/kg, giúp người nuôi bớt thua lỗ.

Du nhập vào Việt Nam muộn (từ năm 2005), nhưng đến nay phong trào nuôi cá nước lạnh đã phát triển mạnh ở 23 tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay nghề này đang vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều nơi không thể duy trì nuôi như trước.

Nhu cầu nhập gạo trắng phẩm cấp thấp của khách châu Phi buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan mua thêm hàng từ Việt Nam và Campuchia để đáp ứng. Lý do là nguồn cung gạo ở Thái Lan đang hạn hẹp do chương trình tạm trữ của chính phủ nước này.

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?