Gần 600 Ha Ca Cao Bị Đốn Bỏ

Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết: từ tháng 12 năm 2012 đến nay, diện tích ca cao của Lâm Đồng đã giảm từ 1.645,6 ha xuống còn 1.095 ha.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đốn bỏ cây ca cao hàng loạt của bà con nông dân trong thời gian qua là do tình hình sâu bệnh hại diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá ca cao giảm mạnh trong thời gian dài từ 60.000 đ/kg vào cuối năm 2012 xuống còn 35.000 đ/kg (tháng 8/2013). Như vậy, với năng suất ca cao trung bình hiện nay khoảng 8,02 tạ/ha thì thu nhập của người dân chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng/ha, như vậy là quá thấp.
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng đã chỉ đạo thực hiện rà soát tình hình sản xuất ca cao tại địa phương, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý của người dân. Đồng thời, Ban Quản lý Dự án ca cao Lâm Đồng đã đưa ra những giải pháp, chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ và tổ chức sản xuất hợp lý để đưa ca cao trở thành cây trồng ổn định tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Gần bảy năm gắn bó với đàn bồ câu, ông Long đã trở thành tấm gương điển hình, làm giàu trên cánh đồng chiêm trũng ở quê lúa Thái Bình.

Từ bãi cát hoang hóa, nhiều hộ dân ở thôn Bắc Văn (Thạch Văn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã biến thành vùng chăn nuôi gà tập trung cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài giờ lên lớp, thầy Lê Minh Thuận (H.Tam Bình, Vĩnh Long) dành thời gian chăm sóc vườn dừa dứa xen lẫn bưởi da xanh, mang lại lợi nhuận trên 300 triệu đồng

Bón bằng phân sinh khối giun quế. Theo chu kỳ, toàn bộ diện tích này được chủ nhân phun bằng dung dịch ngâm giun quế và các chế phẩm sinh học.

Ông Lê Văn Hùng (Vĩnh Long) là một công nhân nhưng có máu đam mê trồng trọt. Sau một thời gian mưu sinh ở TP.HCM, ông đã về quê gắn bó với cây trái miệt vườn.