Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020

Gần 5.000ha để trồng 5 loại cây dược liệu quý từ nay đến năm 2020
Ngày đăng: 23/10/2015

Báo cáo Đề án cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu quý giai đoạn 2015 - 2020.

Theo quy hoạch, tổng diện tích trồng sâm đến năm 2030 là 15.568ha (vùng đệm 6.712ha, vùng lõi 8.856ha) triển khai tại 7 xã của huyện Nam Trà My

. Mục tiêu 5 năm đến là tiếp tục bảo tồn nguồn giống, củng cố Trạm Dược liệu Trà Linh và phát triển trại giống Tắk Ngo đủ cung cấp giống trồng sâm cho nhà đầu tư và nhân dân; phát triển thương hiệu quốc gia cho cây sâm Ngọc Linh.

Tổng nguồn vốn từ ngân sách đầu tư giai đoạn 2015 - 2030 hơn 1.404 tỷ đồng, vốn đầu tư của doanh nghiệp hơn 23.518 tỷ đồng, vốn đầu tư của nhân dân 9.920 tỷ đồng.

Sở NN&PTNT cho biết, từ nay đến năm 2020 sẽ phát triển 5 loài cây dược liệu quý gồm đảng sâm, sa nhân, ba kích, giảo cổ lam và đương quy tại 9 huyện miền núi với tổng diện tích gần 5.000ha.

Đối tượng được hỗ trợ để bảo tồn chủ động cây dược liệu là các ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh, Đắc My, Sông Kôn và Bắc Sông Bung.

Đặc biệt, hộ gia đình phát triển dược liệu dưới tán rừng dự kiến hỗ trợ 40 triệu đồng/ha với diện tích tham gia trồng tối thiểu 0,5ha, tối đa không quá 3ha; hỗ trợ tài chính, tín dụng...

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu, Đề án “Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý giai đoạn 2015 - 2020” và quy hoạch phát triển cây sâm Ngọc Linh là rất cần thiết; vì vậy, các cơ quan chức năng cần hoàn chỉnh đề án để trình HĐND tỉnh trong kỳ họp đến.

Trước mắt, sẽ tập trung các nguồn lực để ưu tiên phát triển 5 loại cây dược liệu quý, hướng đến đưa ngành dược liệu thành thế mạnh của miền núi.


Có thể bạn quan tâm

Thương hiệu gạo Việt sau Thái Lan 100 năm, bị Campuchia vượt mặt Thương hiệu gạo Việt sau Thái Lan 100 năm, bị Campuchia vượt mặt

Từ ngôi vị thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo, gần đây, Việt Nam bị một số đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Campuchia,... “vượt mặt” và nguy cơ dần thị trường.

28/09/2015
Tập huấn nuôi lươn không bùn Tập huấn nuôi lươn không bùn

Vừa qua, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi lươn không bùn cho gần 30 hộ nông dân xã Phong Phú.

28/09/2015
Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất làm đầm nuôi tôm Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất làm đầm nuôi tôm

Thời gian gần đây, tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng sông Ông Đốc để làm đầm nuôi tôm diễn ra ngày càng phổ biến. Chính quyền địa phương đang tăng cường công tác phối hợp xử lý nghiêm hành vi này.

28/09/2015
Hải sâm trôi dạt vào bờ chưa xác định nguyên nhân cụ thể Hải sâm trôi dạt vào bờ chưa xác định nguyên nhân cụ thể

Mấy ngày này, các vùng ven biển xã Phú Thuận và thị trấn Thuận An (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) rộ lên tình trạng hải sâm chết, trôi dạt vào bờ với số lượng khá lớn.

28/09/2015
Nuôi tôm hiệu quả hơn nhờ luân canh Nuôi tôm hiệu quả hơn nhờ luân canh

Trong khi người nuôi tôm nước lợ đang gặp nhiều khó khăn về thời tiết và thị trường, mô hình luân canh một vụ tôm, một vụ lúa đang phát triển khá ổn định và thể hiện tính bền vững cao.

28/09/2015