Gần 5.000 Máy Gặt Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.
Toàn bộ số máy gặt này sẽ đưa vào thu hoạch lúa vụ thu – mùa 2014, theo đó sẽ có khoảng 32.500 ha, chiếm 25% diện tích được thu hoạch bằng máy.
Việc tăng cường thu hoạch lúa bằng máy không những giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, mà còn rút ngắn thời gian, tạo quỹ đất mở rộng diện tích sản xuất vụ đông.
Ngoài số máy gặt hiện có, trên địa bàn tỉnh còn có 11.425 máy làm đất, 1.420 máy phun thuốc trừ sâu có động cơ, 140 máy cấy các loại, 101 máy gieo hạt... phục vụ việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân canh tác hoa màu ở đây đang khẩn trương đào đất đắp bờ bao ngăn nước tràn vào rẫy và đem máy dầu bơm nước ra chống úng cho cây trồng... nhưng xem ra vẫn không chống kịp. Bà con trồng màu đang rất lo lắng.

Lúa vụ 3 năm 2014, thị xã Hồng Ngự xuống giống tổng diện tích trên 2.000ha, đạt 100% kế hoạch tại các địa phương có khu ô bao vững chắc. Do xuống giống trễ nên tính đến thời điểm này, chỉ mới thu hoạch được khoảng 200ha, năng suất ước đạt 5,5 - 6 tấn/ha.

Theo đó, nông dân sẽ được hỗ trợ 60% chi phí mua cây giống và 30% chi phí mua vật tư nông nghiệp. Trong quá trình trồng, nông dân sẽ được cán bộ Trạm Khuyến nông thành phố tư vấn, hướng dẫn cách thức chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý và điều khiển cho ra hoa vào đúng dịp Tết.

Tiến sĩ Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam vừa có buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh về việc liên kết hợp tác sản xuất nhãn I-do theo hướng an toàn VietGAP, loại cây ăn trái chủ lực đang phát triển ở xã.

Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.