Gần 486 Ha Đầm Phá Được Bảo Vệ, Phát Triển Thủy Sản

Sáng 27-12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá công tác triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản (BVTS) trên đầm phá năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015.
Năm 2014, trên địa bàn tỉnh thành lập thêm 7 khu BVTS, nâng số khu BVTS lên 17 với 485,7ha, chiếm khoảng 2,2% diện tích đầm phá toàn tỉnh. Chi cục đang xúc tiến hồ sơ thành lập thêm 1 khu BVTS Gành Lăng, xã Lộc Bình (Phú Lộc). Trong năm, Chi cục bổ sung tái tạo gần 20 vạn con giống thủy sản tại các khu BVTS; trồng 1.500 cây ngập mặn; ngoài ra, dự án Sáng kiến và Phát triển địa phương thích ứng biến đổi khí hậu (VIE 003) hỗ trợ thả tái tạo 20 ngàn con tôm sú giống, 2.000 con cua xanh. Đánh giá tại hội nghị cho thấy, hầu hết các khu BVTS đã phát huy hiệu quả, nguồn lợi thủy sản ngày càng phục hồi, đa dạng và dồi dào...
Năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu thành lập thêm 5 khu BVTS với diện tích khoảng 200ha đầm phá.
Có thể bạn quan tâm

Đó là trường hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Chính, ngụ tại ấp Phủ - xã Tân Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Mỗi con dễ nhũi giá 250 - 300 đồng, anh thu hoạch đều đều 400 - 500 con/ngày.

Vụ lúa hè thu chính vụ ở khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang bắt đầu xuống giống, song trước áp lực thời tiết, giá cả khiến nông dân phập phồng, lo lắng...

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.