Gần 361 tỷ đồng cho dự án trồng cỏ nuôi bò sữa ở huyện Mê Linh

Theo đó, sau khi bổ sung quy mô, tên dự án là "Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven Sông Hồng, xã Văn Khê và Hoàng Kim, huyện Mê Linh" để hình thành trang trại nuôi 2.000 bò sữa và bổ sung diện tích đất trồng cỏ tập trung.
Cụ thể, diện tích đất của dự án là 49,98ha, trong đó có 9,6ha đất bãi ngoài chỉ giới thoát lũ để làm khu trang trại tập trung nuôi bò sữa và tập kết, ủ chua thức ăn; 40,38ha đất bãi trong chỉ giới thoát lũ thuộc xã Hoàng Kim và Văn Khê để bổ sung diện tích trồng cỏ.
Thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm. Sản lượng cỏ khoảng 20.000 tấn/năm; số lượng đàn bò sữa 2.000 con và có thể mở rộng quy mô lên thành 4.000 con; sản lượng sữa thu được bình quân 12.960 tấn/năm.
Tổng mức đầu tư bổ sung của dự án là gần 250 tỷ đồng, nâng tổng mức đầu tư của dự án cả hai giai đoạn lên gần 361 tỷ đồng bằng nguồn vốn của nhà đầu tư, thời gian thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.