Gần 26 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới

Từ các nguồn vốn này, huyện Nam Giang đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình, dự án cơ sở hạng tầng giao thông nông thôn; điện lưới quốc gia; nước sinh hoạt; các trụ sở làm việc; sự nghiệp giáo dục miền núi,...
đảm bảo theo các tiêu chí về chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, ngoài xã Tà Bhing đạt được chỉ tiêu xếp vào nhóm 3 (tức đạt từ 10 - 15 tiêu chí), 6 địa phương khác của huyện Nam Giang, gồm: La Dêê, Cà Dy, Chà Vàl, Đắc Tôi, Tà Pơơ và Zuôih đạt từ 5 - 9 tiêu chí (chiếm 54,5%).
Hiện chỉ còn 4 xã biên giới còn lại là Đắc Pre, Đắc Pring, La Êê và Chơ Chun mới chỉ đạt mức chỉ tiêu dưới 5 tiêu chí.
Theo kết quả đánh giá của huyện Nam Giang về thực hiện 19 tiêu chí theo Nghị quyết 55/2012-NQ-HĐND của HĐND tỉnh, năm 2015 toàn huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 57,36%, phấn đấu đến năm 2016 giảm còn 36% và đến năm 2020 còn 22%.
Riêng các tiêu chí về tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học, xã có đường ô tô đến trung tâm xã và có chợ khu vực cụm xã, đến nay đã được hoàn thành ở hầu hết các địa phương trên toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nổi tiếng về nghề làm bánh chưng truyền thống. Nhờ nghề này, Vĩnh Hòa đã trở thành làng giàu có bậc nhất huyện Yên Thành.

Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy nước dừa làm nguồn thu nhập chính. Ở Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911). Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời chế biến các món ăn hấp dẫn nơi các nhà hàng Thái Lan và Philippines

Năm 2012, Tiền Hải (Thái Bình) tổ chức nuôi trồng thủy - hải sản trên tổng diện tích 4.333 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, trong quý I các địa phương đã chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng, tiến hành nạo vét kênh mương, cải tạo toàn bộ diện tích ao đầm, lấy nước và đảm bảo cung ứng đủ giống cho người nuôi đúng thời vụ.

Tuy nhiên, do phải bảo quản giống với thời gian dài (6-7 tháng), mặt khác hạt giống lạc lại có hàm lượng dầu cao dễ biến chất làm mất sức nẩy mầm dẫn đến nhiều khi thiếu giống, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch gieo trồng lạc xuân hàng năm. Từ kết quả đề tài "Nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông với các tỉnh phía Bắc" của Viện KHKTNN Việt Nam đến nay nhiều địa phương đã áp dụng thành công TBKT này nhằm chủ động cung cấp đủ giống lạc cho vụ lạc xuân.

Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).