Gần 26 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới

Từ các nguồn vốn này, huyện Nam Giang đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình, dự án cơ sở hạng tầng giao thông nông thôn; điện lưới quốc gia; nước sinh hoạt; các trụ sở làm việc; sự nghiệp giáo dục miền núi,...
đảm bảo theo các tiêu chí về chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, ngoài xã Tà Bhing đạt được chỉ tiêu xếp vào nhóm 3 (tức đạt từ 10 - 15 tiêu chí), 6 địa phương khác của huyện Nam Giang, gồm: La Dêê, Cà Dy, Chà Vàl, Đắc Tôi, Tà Pơơ và Zuôih đạt từ 5 - 9 tiêu chí (chiếm 54,5%).
Hiện chỉ còn 4 xã biên giới còn lại là Đắc Pre, Đắc Pring, La Êê và Chơ Chun mới chỉ đạt mức chỉ tiêu dưới 5 tiêu chí.
Theo kết quả đánh giá của huyện Nam Giang về thực hiện 19 tiêu chí theo Nghị quyết 55/2012-NQ-HĐND của HĐND tỉnh, năm 2015 toàn huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 57,36%, phấn đấu đến năm 2016 giảm còn 36% và đến năm 2020 còn 22%.
Riêng các tiêu chí về tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học, xã có đường ô tô đến trung tâm xã và có chợ khu vực cụm xã, đến nay đã được hoàn thành ở hầu hết các địa phương trên toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.

Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.

Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.

Dự án do Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Tiệp thuộc Chi cục Thủy sản Hà Nội làm chủ nhiệm dự án. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chịu trách nhiệm về công nghệ, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Hội nông dân xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa và 4 hộ gia đình chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm sản xuất.

“Tiêu ghép trên gốc cây trầu rừng Nam Mỹ Amazon năng suất cao, kháng bệnh tốt, chịu hạn, chịu ngập nhưng ở “quê hương” sản xuất giống tiêu này (Xuân Lộc - Đồng Nai) không ai trồng”.