Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.
Ở vùng đất này, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới. Đa phần các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển Trà Vinh không nắm vững quy trình, kỹ thuật nuôi… Nguồn tôm giống phụ thuộc ngoài tỉnh nên chất lượng con giống rất khó quản lý. Do vụ tôm sú năm 2012 phần lớn hộ dân bị thiệt hại nên nhiều hộ nuôi đã chuyển một phần diện tích nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Chỉ tính riêng huyện Cầu Ngang, trong số 4.980 ha nuôi tôm sú trước đây, có hơn 2.000 ha có kế hoạch chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung ở khu vực vùng mặn thuộc các xã: Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây và một phần ở các xã: Thạnh Hòa Sơn, Long Sơn, Thuận Hòa và Mỹ Hòa.
Đa dạng hoá đối tượng nuôi ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh là một chủ trương đúng. Tuy vậy, việc mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cần thận trọng bởi cơ sở hạ tầng, trình độ người nuôi còn nhiều hạn chế, trong khi đó loài thuỷ sản này có nhiều yếu điểm kể cả trong quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Các địa phương cần tổ chức ngay các đoàn công tác kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là chất Salbutamol trên địa bàn. Nơi tập trung kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, trang trại, lò mổ và các chợ.

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.

Báo cáo của cơ quan chức năng cho biết, trên một đàn heo của một hộ gia đình tại xã Tân Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) vừa xuất hiện một loại bệnh “lạ” mà theo các cán bộ chuyên môn là “chưa xác định rõ loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh”.

Không những là một bí thư Đảng uỷ đầy trách nhiệm, năng động của xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), thạc sĩ chuyên ngành lâm nghiệp Lý Văn Diểng (dân tộc Sán Dìu) còn được biết đến là người say mê khoa học và thành công trong nhiều dự án như ươm nấm chẹo, nhân giống bạch đàn mô, ba kích hom... Đặc biệt, mới đây nhất, với việc thành công trong dự án thụ tinh nhân tạo gà Tiên Yên, anh còn được mọi người ưu ái gọi bằng biệt danh “Vua gà Tiên Yên”.

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ ủ chua, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp mới phát triển mạnh tại Đồng Nai trong vài năm trở lại đây. Mặt hàng này chủ yếu chỉ xuất khẩu sang một số nước, như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng với sự lan rộng của phong trào nuôi bò sữa và nhập khẩu bò Úc nguyên con về vỗ béo đã mở ra cơ hội về thị trường nội địa của dòng sản phẩm này.