Gần 20 Tỷ Đồng Đổi Mới Giống Chè

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án đổi mới giống chè cho Công ty CP Chè Lâm Đồng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng, triển khai trên diện tích hơn 124ha tại 2 huyện Di Linh và Bảo Lâm. Mục tiêu dự án nhằm đổi mới giống chè hạt (trồng từ năm 1944 - 1980) giống tạp, thoái hóa, mật độ thưa, năng suất dưới 5 tấn/ha sang trồng giống chè cành PH1 (chè Phú Hộ) có năng suất từ 13 - 15 tấn/ha trong điều kiện đầu tư bình thường và từ 18 - 20 tấn/ha trong điều kiện đầu tư thâm canh.
Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015 được Hải Phòng xác định là năm tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống giao thông nông thôn với mục tiêu "đẹp từ nhà ra đồng".

Đó là khẳng định của nhiều đại biểu tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề: “Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL”.

Ông Nguyễn Đình Giang ở phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn là một trong những ND nuôi gà quy mô lớn, hiệu quả ở tỉnh Thanh Hóa.

Lãnh đạo Tập đoàn Cargill - một trong những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tại Việt Nam, cho biết, ngoài 8 nhà máy thức ăn chăn nuôi các loại trên cả nước, tập đoàn này vừa đầu tư xây dựng thêm nhà máy thứ 9 tại TP. Vinh (Nghệ An).

Đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Xu hướng này đã tác động không nhỏ tới việc xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội Nông dân (ND).