Gần 20 Tỷ Đồng Đổi Mới Giống Chè

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án đổi mới giống chè cho Công ty CP Chè Lâm Đồng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng, triển khai trên diện tích hơn 124ha tại 2 huyện Di Linh và Bảo Lâm. Mục tiêu dự án nhằm đổi mới giống chè hạt (trồng từ năm 1944 - 1980) giống tạp, thoái hóa, mật độ thưa, năng suất dưới 5 tấn/ha sang trồng giống chè cành PH1 (chè Phú Hộ) có năng suất từ 13 - 15 tấn/ha trong điều kiện đầu tư bình thường và từ 18 - 20 tấn/ha trong điều kiện đầu tư thâm canh.
Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.

Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.

Những lý do làm cho nông dân nghèo, giá nông sản thấp và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu có thể kể: không có ai giúp nông dân đi bán hàng, không có nhiều công ty nông nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp và không có ai bày cho nông dân biết chuyện làm ăn…

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, BR-VT có gần 8.000ha cây ăn trái, riêng diện tích trồng trái cây mùa hè có trên 2.000ha. Năm nay, người tiêu dùng e ngại các loại trái cây nhập khẩu giá rẻ đã tạo cơ hội cho trái cây của tỉnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

Do điều kiện thời tiết bất lợi, bệnh đốm trắng ở tôm đang bùng phát và gây thiệt hại nặng cho nhiều hộ nuôi ở 3 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn (Ninh Bình).