Gần 20 Nước Tham Gia Hội Thảo Về An Ninh Lương Thực

Ngày 16-8, Hiệp hội An toàn thực phẩm và an ninh lương thực Châu Á (AFSSA), cùng với Hiệp hội An toàn thực phẩm Nhật Bản đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội nghị quốc tế về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực lần 2 tại Đồng Nai.
Trong phiên khai mạc đã có hơn 100 đại biểu đến từ gần 20 nước trên thế giới trao đổi các vấn đề về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực khu vực châu Á, định hướng phát triển lương thực bền vững trong tương lai và lập kế hoạch hợp tác nghiên cứu về an toàn thực phẩm, an ninh lương thực.
Giáo sư Takashi Uemura, Chủ tịch Hội nghị cho rằng, những báo cáo, chia sẻ của các nhà khoa học đến từ nhiều tổ chức của các nước trên thế giới về vấn đề khoa học công nghệ liên quan đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trên thế giới.
Hội nghị cũng tập trung chia sẻ ý tưởng, giải quyết các thách thức, thảo luận chiến lược và các chương trình hợp tác giữa các tổ chức, với mục đích cung cấp thực phẩm an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường từ các nước đang phát triển.
Ngoài ra, Hội nghị còn thảo luận thêm các chủ đề khác như: tác động của an ninh lương thực đến nền kinh tế, công nghệ và kỹ thuật sau thu hoạch, sản xuất an toàn và an ninh lương thực.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-8.
Có thể bạn quan tâm

Trong 6 tháng năm 2015, thời tiết tương đối thuận lợi, giá nhiên liệu giảm, cùng với các chính sách hỗ trợ được thực hiện kịp thời nên sản xuất thuỷ sản trên địa bàn huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tiếp tục tăng khá. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 9.414,5 tấn, đạt 42,7% KH và tăng 8,1% so với cùng kỳ.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực thủy sản năm 2015, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản BR-VT đã tiến hành triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 7ha của Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Thời gian qua, trong sản xuất nông nghiệp, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và tăng giá trị kinh tế các mặt hàng nông sản. Gần đây, việc xây dựng mô hình cánh đồng tôm mẫu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là một hướng đi mới cho người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng nhà máy đông lạnh, mở rộng và đa dạng hóa đối tượng nuôi, chế biến thức ăn… bim foods còn tập trung nghiên cứu và phát triển nguồn tôm giống chất lượng cao. Đây là bước đi căn bản hướng tới khép kín toàn bộ chuỗi giá trị mà tập đoàn đang triển khai thực hiện

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng cả về lượng và chất của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ở huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) tăng rõ nét và dần khẳng định đây là thế mạnh nổi bật trong ngành nông nghiệp của huyện. Để phát huy thế mạnh này, huyện đã và đang tập trung triển khai các quy hoạch, đề án liên quan, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung cũng như tích cực thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.