Gần 192 ha nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn do nhiễm bệnh
Con số này chiếm 21% trên tổng diện tích hơn 900 ha thả nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh.
Riêng trong tháng 9, Khánh Hòa có 21 ha đìa mới vừa thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 2 đã bị mất trắng.
Nguyên nhân do tôm nhiễm bệnh EMS, hoại tử gan tụy và đốm trắng.
Những tháng cuối năm 2015, nghề nuôi tôm tiếp tục gặp khó do diễn biến bất thường của thời tiết, do đó ngoài việc tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành chức năng, người nuôi cần thả giống với mật độ vừa phải nhằm hạn chế thất thoát khi mưa lũ xảy đến.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm trồng thí điểm, mô hình trồng dưa an toàn theo hướng VietGAP tại thôn Thành Mỹ (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) đã đem lại kết quả khả quan. Mô hình này đang được nhân rộng ở địa phương.

Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.

Vụ 1 nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ năm 2013, nhân dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã nuôi trồng được 2.557 ha, trong đó có 1.907 ha tôm sú, 615 ha ngao, 50 ha tôm thẻ chân trắng.

Hầu hết các nước có tốc độ phát triển nhanh nhiều năm qua đều là những nước đã hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông nông thôn.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích lúa cả năm 2012 đạt gần 7,75 triệu ha, tăng 1,2% so với năm 2011; năng suất bình quân ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn (+2,6%) so với năm trước.