Gần 192 ha nuôi tôm bị thiệt hại hoàn toàn do nhiễm bệnh
Con số này chiếm 21% trên tổng diện tích hơn 900 ha thả nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh.
Riêng trong tháng 9, Khánh Hòa có 21 ha đìa mới vừa thả nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 2 đã bị mất trắng.
Nguyên nhân do tôm nhiễm bệnh EMS, hoại tử gan tụy và đốm trắng.
Những tháng cuối năm 2015, nghề nuôi tôm tiếp tục gặp khó do diễn biến bất thường của thời tiết, do đó ngoài việc tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành chức năng, người nuôi cần thả giống với mật độ vừa phải nhằm hạn chế thất thoát khi mưa lũ xảy đến.
Có thể bạn quan tâm

Phúc Thuận là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), với gần 600ha. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, từ năm 2008 trở lại đây, người dân đã tập trung đưa các giống chè cành cho năng suất cao như: LDP1, TRI 777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên... vào trồng thay thế giống chè trung du năng suất thấp.

Chính thức tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Trung Bộ) năm 2010, đến nay, Trại Sản xuất giống thủy sản xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre), thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, đã sản xuất thành công nhiều bể nghêu giống.

Chiều ngày 6/5 vừa qua ở Bình Thuận, một trận lốc xoáy kèm theo mưa đã làm cho hàng chục héc ta diện tích cây ăn trái, trong đó chủ yếu là sầu riêng trên địa bàn thôn Rô Mô- xã Đa Kai, huyện Đức Linh bị thiệt hại nặng. Ước tính hàng trăm tấn sầu riêng đang chuẩn bị thu hoạch phải bỏ đi.

Từng được xem là thế mạnh kinh tế đối với vùng ven biển Nam Trung bộ, vậy mà giờ đây, nhiều người lại không còn mặn mà với nghề nuôi tôm hùm.

Trong những năm gần đây, chưa bao giờ giá sa pô giữ ở mức cao và kéo dài như năm nay. Hiện nay, giá sa pô đang có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao. Trước diễn biến này, nhiều nơi nông dân bắt đầu chọn cây sa pô để thay thế những cây trồng kém hiệu quả khác.