Gần 1 Nghìn Ha Lúa Mùa Gãy Đổ Khi Bão Số 3 Đổ Bộ

Tại cuộc họp Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương diễn ra sáng nay, thống kê từ các tỉnh cho thấy, chưa ghi nhận thiệt hại về người, gần 1 nghìn ha lúa mùa gẫy đổ, một số tỉnh, thành xảy ra ngập úng trên diện rộng, một số tàu thuyền lồng bè nuôi trồng thủy sản thiệt hại khi bão số 3 đổ bộ vào bờ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Quảng Ninh là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề với 5 nhà bị tốc mái, 3 bè cá chìm, nhiều cây cối và một số cột điện hạ thế tại thành phố Móng Cái bị đổ, gần 1 nghìn ha lúa mùa bị gẫy đổ.
Tại thành phố Hải Phòng 1 tàu cá của tỉnh Nghệ An mang số hiệu NA9968 khi vào neo tránh bão ở đảo Cát Bà gặp nạn do bị đứt dây neo, trong đêm qua Bộ đội biên phòng Hải Phòng đã tiếp cận đưa người bị thương đi cấp cứu và lai dắt vào bờ. Mưa do hoàn lưu bão gây ra cũng khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nam Định bị ngập úng trên diện rộng.
Ứng phó với bão số 3, các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã di dời 55 nghìn người ra khỏi các khu vực nguy hiểm. Lực lượng bộ đội biên phòng tuyến biển phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm tra, hướng dẫn sắp xếp neo đậu gần 34 nghìn phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, với khoảng 121 nghìn người tính từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc biết diễn của bão để chủ động ứng phó.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư vườn trại để nuôi động vật hoang dã. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn là cách để giảm áp lực việc săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, bảo vệ nhiều loài động vật hoang dã trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

Ông Thọ cho biết, cá chạch lấu dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên đã đầu tư nuôi mỗi bè 2.000 con. Ông thả con giống loại 200 - 300 gram/con vào tháng 5 - 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 - 3 năm sau. Thức ăn chính của cá chạch lấu là cá, tép.