Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Để cấp đủ nước tưới dưỡng cho lúa đảm bảo năng suất vụ mùa năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn yêu cầu các huyện, thành, thị và Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi khẩn trương chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, phường, thị trấn thực hiện việc kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện những diện tích lúa đã cấy bị hạn hán, thiếu nước và có các biện pháp cấp nước chống hạn kịp thời.
Yêu cầu các đơn vị quản lý thủy nông trên địa bàn vận hành tối đa hệ thống các công trình thủy lợi; tận dụng nguồn nước trong các ao, hồ đập bằng cách lắp đặt máy bơm dã chiến để có đủ nước tưới dưỡng cho toàn bộ diện tích lúa đã cấy. Tuyệt đối không để ruộng lúa đã cấy bị khô hạn ảnh hưởng đến năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn ra tại nhiều địa phương gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, cùng với nhiều giải pháp từ ngành chức năng, nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung tại Bình Dương rất tự tin để ứng phó với dịch bệnh.

“Trồng dưa hấu chẳng khác gì đánh bạc, may rủi lắm. Trời thương thì được mùa, được giá, còn không đặng thì phải chịu thua lỗ. Vụ này, ai cũng héo mặt vì giá thấp, còn dưa non thì rụng trái, chết nhiều”- ông Nguyễn Văn Luần (xã Xuân An, thị xã An Khê, Gia Lai) nói trong than thở.

Gần đây, một số trang mạng điện tử phản ánh về người chăn nuôi gà Đông Tảo phát sốt vì lo, phải mang gà đi ký gửi ở các địa phương khác để tránh dịch. Để tìm hiểu thực hư về những thông tin trên, chúng tôi đã về địa phương tìm hiểu.

Với nghề nuôi ếch thịt và sản xuất ếch giống, ông Đinh Như Trực (thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã có thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.