Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Để cấp đủ nước tưới dưỡng cho lúa đảm bảo năng suất vụ mùa năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn yêu cầu các huyện, thành, thị và Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi khẩn trương chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, phường, thị trấn thực hiện việc kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện những diện tích lúa đã cấy bị hạn hán, thiếu nước và có các biện pháp cấp nước chống hạn kịp thời.
Yêu cầu các đơn vị quản lý thủy nông trên địa bàn vận hành tối đa hệ thống các công trình thủy lợi; tận dụng nguồn nước trong các ao, hồ đập bằng cách lắp đặt máy bơm dã chiến để có đủ nước tưới dưỡng cho toàn bộ diện tích lúa đã cấy. Tuyệt đối không để ruộng lúa đã cấy bị khô hạn ảnh hưởng đến năng suất.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình sản xuất lúa sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Thanh Liêm (Đồng Tháp) thì hiện nay, sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường các nước được kiểm định rất nghiêm ngặt, nhất là thị trường Nhật Bản. Hiện nước này có đến 600 mẫu kiểm định, nếu kiểm định sản phẩm có chứa những chất này họ sẽ không nhập khẩu.

Sau gần 15 ngày tập trung chống dịch, đến nay 184/189 con gia súc bị bệnh lở mồm long móng tại 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa) đã được điều trị khỏi.

Hươu, nai là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc bán nhung, kèm theo bán con giống.