Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp
Ngày đăng: 22/06/2013

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Hà Nội đã chọn 2 huyện là Chương Mỹ thực hiện bảo hiểm lợn và huyện Ba Vì thực hiện bảo hiểm trên đàn bò sữa.Theo Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội, tính đến cuối tháng 4.2013, về bảo hiểm bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì có 16/19 xã đã triển khai với tổng số bò sữa tham gia bảo hiểm là 1.027 con. Số hộ tham gia bảo hiểm 334 hộ.

Tổng số phí bảo hiểm gần 1,6 tỷ đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng). Việc giải quyết bồi hoàn, số bò sữa rủi ro bồi hoàn 49 con, số tiền bồi hoàn là hơn 1,3 tỷ đồng (83,7% tổng số tiền tổng thu). Về thực hiện bảo hiểm lợn, Thành phố đã chọn 3 xã thuộc huyện Chương Mỹ (gồm Trung Hòa, Tốt Động, Đại Yên) và 3 xã thuộc huyện Ba Vì (gồm Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài).

Tại huyện Chương Mỹ, số hộ tham gia bảo hiểm 1.034 hộ (trong đó 244 hộ nghèo, 71 hộ cận nghèo, 719 hộ bình thường). Số lợn tham gia bảo hiểm 8.302 con (tổng đàn lợn thuộc 3 xã 10.567 con), tỷ lệ lợn tham gia bảo hiểm 78,6%/ so với tổng đàn). Tổng số phí bảo hiểm 970,5 triệu đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ 702,2 triệu đồng). Việc giải quyết bồi hoàn, số lợn chết 193 con, số tiền bồi hoàn là 346,21 triệu đồng (35,6% tổng số tiền tổng thu).

Theo Ban Chỉ đạo thí điểm BHNN T.Ư tính đến thời điểm 30.4.2013 có 234.233 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó có 80,8% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và thủy sản là 5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303.295 triệu đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn-Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, khẳng định BHNN là đúng đắn và rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp, chủ động khắc phục và bù đắp những thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai dịch bệnh gây ra góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Những khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm BHNN mà các tỉnh, thành, trong đó có Hà Nội thường gặp phải đó là BHNN là loại hình bảo hiểm mới rất phức tạp, lần đầu tiên làm thí điểm nên chưa có kinh nghiệm. Phạm vi, đối tượng, địa bàn BHNN khá rộng, mặt khác do tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung, TP. Hà Nội nói riêng là sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tập trung; diễn biến thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thời gian qua rất phức tạp, tình hình giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi nhiều biến động làm ảnh hưởng đến việc triển khai thí điểm BHNN...

Theo Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội, để triển khai có hiệu quả thí điểm BHNN, trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường công tác chỉ đạo đến các huyện, các xã, phát huy cả hệ thống chính trị vào cuộc. Chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở trực tiếp tham gia làm đại lý để triển khai đến các hộ chăn nuôi. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn đến cán bộ cơ sở và người chăn nuôi. Phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP, Công ty cổ phần Sữa Ba Vì trong việc triển khai bảo hiểm bò sữa tại các xã. Đồng thời tăng cường kiểm tra và thực hiện tốt việc đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường khi các hộ dân đã tham gia bảo hiểm...


Có thể bạn quan tâm

Sầu Riêng Tuột Giá Vì Cắt Bán Trái Non Sầu Riêng Tuột Giá Vì Cắt Bán Trái Non

Ông Ngô Quốc Cường, Phó bí thư Đảng ủy xã Long Trung (H.Cai Lậy), đồng thời cũng là một nông dân trồng sầu riêng, lại cho rằng giá sầu riêng tuột dốc còn có nguyên nhân do sầu riêng chính vụ chuẩn bị thu hoạch, đồng thời sầu riêng Mong Thong của Thái Lan cũng bắt đầu đưa ra thị trường nên “đụng hàng”. Hiện nhà vườn kêu giá 50.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng không mua.

15/12/2014
Gạo Xứ Nghệ Bao Giờ Có Thương Hiệu? Gạo Xứ Nghệ Bao Giờ Có Thương Hiệu?

Xứ Nghệ (Nghệ An – Hà Tĩnh) là vùng đất có tiềm năng, lợi thế lớn về sản xuất lúa nước, có nhiều vùng sản xuất trọng điểm được xem là “vựa lúa” như các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà…, với nhiều giống lúa gạo thơm ngon nổi tiếng.

16/12/2014
Xã Phước Thuận Cưỡng Chế 9 Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Trái Phép Trên Đầm Thị Nại Xã Phước Thuận Cưỡng Chế 9 Hộ Nuôi Trồng Thủy Sản Trái Phép Trên Đầm Thị Nại

Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Thời gian qua, 23 hộ dân ở hai thôn Nhân Ân và Lộc Hạ của xã đã cắm cọc, bao lưới trên đầm, với tổng diện tích khoảng 5 ha để nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép như sìa, tôm, cua, cá… gây cản trở dòng chảy, giao thông trên đầm Thị Nại và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm.

16/12/2014
Giá Cá Bổi Giảm Mạnh Giá Cá Bổi Giảm Mạnh

Theo ước tính, nuôi 1 kg cá bổi ban đầu đến khi thu hoạch mất 2,5 kg thức ăn. Ngoài ra, các chi phí khác như cải tạo ao đầm, thuê nhân công chăm sóc đều cao hơn năm trước. Năm nay sản lượng cá bổi thả nuôi không tăng so với trung bình hàng năm, nhưng lượng cá bổi đổ về từ các tỉnh khác tăng mạnh, khiến nguồn cung vượt cầu.

16/12/2014
Tuyên Quang Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tuyên Quang Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Với quy mô 1ha gồm 5 hộ tham gia, đây là những hộ đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình như: Có diện tích ao nuôi tối thiểu là 1.000 m2 trở lên, có nhân công lao động để chăn nuôi cá và có vốn đối ứng để đầu tư mua thức ăn. Tham gia mô hình, các hộ được cấp 100% cá giống, cá rô phi dòng GIFT đơn tính đực, 50% thức ăn hỗn hợp, thuốc sát trùng, vôi bột; được tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, một số loài cá truyền thống.

16/12/2014