Gà lông trắng không có thế mạnh

Gà lông trắng được nuôi tại một trang trại ở Thường Tín, Hà Nội.
Mới đây, chúng tôi đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia về vấn đề nuôi gà lông trắng.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia cho thấy, trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là để ngành chăn nuôi cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế khi tham gia vào TTP thì chăn nuôi cần lựa chọn những vật nuôi có lợi thế.
Trong khi đó, gà lông trắng lại là vật nuôi không có lợi thế.
Cụ thể, hiện gà lông trắng chỉ chiếm tỷ trọng 30%, còn lại chủ yếu là gà lông màu; hiện các trang trại nuôi gà lông trắng trong nước chủ yếu là nhỏ lẻ, từ giống cụ kỵ phải nhập khẩu đến thức ăn, nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y cũng phải nhập khẩu;
Các nước phát triển chăn nuôi gà lông trắng công nghiệp với số lượng lên tới vài chục vạn con mỗi trang trại nên giá thành gà lông trắng của Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh;
Hiện tiêu thụ gà lông trắng ở Việt Nam cũng chỉ chủ yếu ở các trường học, khu công nghiệp; bản thân một số doanh nghiệp lớn như KFC cũng đã tuyên bố sẽ loại dần gà đẻ trứng nuôi nhốt công nghiệp (chủ yếu lông trắng), chuyển sang gà chăn thả tự nhiên.
Sản phẩm gà lông trắng cũng chính là sản phẩm đang bị nghi ngờ cạnh tranh không lành mạnh khi Mỹ bán phá giá vào Việt Nam…
Trong khi đó, gà lông màu ở Việt Nam chiếm 70% sản lượng và đang phát triển rất mạnh; dù tham gia TPP, các nước cũng khó có giống gà phù hợp với khí hậu của Việt Nam nên họ cũng chỉ có thể thuê đất, thuê nhân công nuôi gà tại Việt Nam.
Gà lông màu có thịt thơm ngon, ít dịch bệnh, có thể tận dụng được các loại phụ phẩm của nông nghiệp để chăn thả…
“Quan điểm của chúng tôi là không nên bỏ gà lông trắng nhưng nguyên tắc cạnh tranh là cần lựa chọn sản phẩm lợi thế khi tham gia vào sân chơi chung.
Khi hội nhập sâu, gà lông màu hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở thị trường trong nước và xuất khẩu, vì ở nước ngoài chúng ta cũng có hàng triệu người Việt.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh cho biết, năm 2016 Trung tâm sẽ xây dựng 19 mô hình khuyến nông - khuyến ngư (đã được UBND tỉnh phê duyệt) nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân.

Ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Nhằm giải quyết đầu ra cho cây mì trên địa bàn huyện, Công ty TNHH Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh đã đầu tư gần 140 tỉ đồng xây dựng nhà máy chế biến tinh bột mì với công suất chế biến 250 tấn nguyên liệu/ngày tại Cụm Công nghiệp Tà Súc.

Cuối năm nay, tiêu chuẩn VietGAP trong ngành thủy sản sẽ tham gia chương trình Tổ chức Sáng kiến nuôi trồng thủy sản bền vững toàn cầu, một mốc quan trọng để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam được quốc tế công nhận.

Tỉnh ta đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi theo tinh thần Quyết định số 3465/2014 của Bộ NN&PTNT.

Sáng 19.11, tại hội trường nhà văn hóa thôn Kim Thành (xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ), Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo “Mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản”. Tham gia hội thảo có cán bộ Sở NN&PTNT và hơn 10 hộ dân thực hiện mô hình nuôi vịt.