Gà lông trắng không có thế mạnh

Gà lông trắng được nuôi tại một trang trại ở Thường Tín, Hà Nội.
Mới đây, chúng tôi đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia về vấn đề nuôi gà lông trắng.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia cho thấy, trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là để ngành chăn nuôi cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế khi tham gia vào TTP thì chăn nuôi cần lựa chọn những vật nuôi có lợi thế.
Trong khi đó, gà lông trắng lại là vật nuôi không có lợi thế.
Cụ thể, hiện gà lông trắng chỉ chiếm tỷ trọng 30%, còn lại chủ yếu là gà lông màu; hiện các trang trại nuôi gà lông trắng trong nước chủ yếu là nhỏ lẻ, từ giống cụ kỵ phải nhập khẩu đến thức ăn, nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y cũng phải nhập khẩu;
Các nước phát triển chăn nuôi gà lông trắng công nghiệp với số lượng lên tới vài chục vạn con mỗi trang trại nên giá thành gà lông trắng của Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh;
Hiện tiêu thụ gà lông trắng ở Việt Nam cũng chỉ chủ yếu ở các trường học, khu công nghiệp; bản thân một số doanh nghiệp lớn như KFC cũng đã tuyên bố sẽ loại dần gà đẻ trứng nuôi nhốt công nghiệp (chủ yếu lông trắng), chuyển sang gà chăn thả tự nhiên.
Sản phẩm gà lông trắng cũng chính là sản phẩm đang bị nghi ngờ cạnh tranh không lành mạnh khi Mỹ bán phá giá vào Việt Nam…
Trong khi đó, gà lông màu ở Việt Nam chiếm 70% sản lượng và đang phát triển rất mạnh; dù tham gia TPP, các nước cũng khó có giống gà phù hợp với khí hậu của Việt Nam nên họ cũng chỉ có thể thuê đất, thuê nhân công nuôi gà tại Việt Nam.
Gà lông màu có thịt thơm ngon, ít dịch bệnh, có thể tận dụng được các loại phụ phẩm của nông nghiệp để chăn thả…
“Quan điểm của chúng tôi là không nên bỏ gà lông trắng nhưng nguyên tắc cạnh tranh là cần lựa chọn sản phẩm lợi thế khi tham gia vào sân chơi chung.
Khi hội nhập sâu, gà lông màu hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở thị trường trong nước và xuất khẩu, vì ở nước ngoài chúng ta cũng có hàng triệu người Việt.
Có thể bạn quan tâm

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.

Ông Phạm Đồng Quảng cũng khẳng định: “Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ lúa lai đang giảm dần, mặc dù đây là giống cho năng suất cao và dễ trồng, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp thời tiết, khí hậu nhưng giá trị không cao bằng các giống lúa thuần. Bà con đang chuyển dần sang trồng các giống lúa Bắc Thơm 7, BC 15, nếp thơm…”.

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.