Gà lạ đầu nở hoa mới vào Việt Nam

Đang nhân nuôi thành công loài gà lạ này, anh Trần Nhữ Giáp (ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội) sở hữu hàng chục con gà Ba Lan với đủ loại màu.
Điều đặc biệt là anh đã nhân giống thành công và đang cho ra đời các lứa gà giống "đẹp như mơ".
Cận cảnh một chú gà Ba Lan tại Vườn chim Việt của anh Giáp.
Theo anh Giáp, gà Ba Lan mới vào Việt Nam mấy năm gần đây, song cũng cho thấy khá thích nghi với khí hậu của Việt Nam.
Gà Ba Lan sau khi nhân giống có nhiều màu sắc nhưng điểm nổi bật và giá trị vẫn chính là chùm lông trên đầu. Điều đó giúp gà Ba Lan không thể lẫn với các loại gia cầm khác.
Trong thế giới loài gà thì gà Ba Lan là một trong những loại được sưu tầm và ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới.
“Theo đa số các nhà sinh vật học nói chung và điểu học nói riêng, gà Ba Lan có thể xuất xứ từ Hà Lan hay Đông Âu xưa, ít nhất là vài nghìn năm.
Nhưng tại sao loài gà này có màu lông và dung nhan kỳ lạ thì không ai rõ. Rất có thể do tự nhiên mà cũng có thể do những cuộc lai tạo cố ý từ con người.
Điều này cũng y như cái đuôi dài thườn thượt của gà Nhật Bản từng làm đau đầu giới điểu học” - anh Giáp tiết lộ.
Cặp gà Ba Lan trắng quý hiếm có giá hàng chục triệu đồng của anh Giáp.
Một chú gà lông vảy cá thuộc dòng màu hiếm giá trị hiện nay.
Lò ấp trứng do anh Giáp tự thiết kế dùng để ấp nở các loại chim, gà quý, trong đó có gà Ba Lan.
Ngay từ khi mới nở gà Ba Lan giống con đã có nhú mào lông trên đầu.
Tại Vườn chim Việt đang nuôi gà Ba Lan với nhiều loại màu sắc khác nhau.
Cận cảnh những đầu mào như những bông hoa - "vương miện" của loài gà Ba Lan.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.
So với nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, huyện Lai Vung có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển vùng chuyên canh cây có múi. Ngoài thương hiệu quýt hồng nổi tiếng, Lai Vung còn sở hữu một diện tích “đáng nể” các loại trái cây đặc sản như: quýt đường và cam soàn.

Nói rằng trồng dâu tây chỉ cần 5 tuần là thu hoạch lứa đầu tiên quả là không mấy người tin. Nhưng đó đang và sẽ là sự thật của 4 chậu dâu tây duy nhất hiện nay đang có trong vườn của Công ty Sinh học sạch Biofresh (nằm trong khu vực khu du lịch hồ Than Thở, Đà Lạt) và chuyện ấy cứ như là chuyện Phù Đổng vậy!