Gà lạ đầu nở hoa mới vào Việt Nam

Đang nhân nuôi thành công loài gà lạ này, anh Trần Nhữ Giáp (ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội) sở hữu hàng chục con gà Ba Lan với đủ loại màu.
Điều đặc biệt là anh đã nhân giống thành công và đang cho ra đời các lứa gà giống "đẹp như mơ".
Cận cảnh một chú gà Ba Lan tại Vườn chim Việt của anh Giáp.
Theo anh Giáp, gà Ba Lan mới vào Việt Nam mấy năm gần đây, song cũng cho thấy khá thích nghi với khí hậu của Việt Nam.
Gà Ba Lan sau khi nhân giống có nhiều màu sắc nhưng điểm nổi bật và giá trị vẫn chính là chùm lông trên đầu. Điều đó giúp gà Ba Lan không thể lẫn với các loại gia cầm khác.
Trong thế giới loài gà thì gà Ba Lan là một trong những loại được sưu tầm và ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới.
“Theo đa số các nhà sinh vật học nói chung và điểu học nói riêng, gà Ba Lan có thể xuất xứ từ Hà Lan hay Đông Âu xưa, ít nhất là vài nghìn năm.
Nhưng tại sao loài gà này có màu lông và dung nhan kỳ lạ thì không ai rõ. Rất có thể do tự nhiên mà cũng có thể do những cuộc lai tạo cố ý từ con người.
Điều này cũng y như cái đuôi dài thườn thượt của gà Nhật Bản từng làm đau đầu giới điểu học” - anh Giáp tiết lộ.
Cặp gà Ba Lan trắng quý hiếm có giá hàng chục triệu đồng của anh Giáp.
Một chú gà lông vảy cá thuộc dòng màu hiếm giá trị hiện nay.
Lò ấp trứng do anh Giáp tự thiết kế dùng để ấp nở các loại chim, gà quý, trong đó có gà Ba Lan.
Ngay từ khi mới nở gà Ba Lan giống con đã có nhú mào lông trên đầu.
Tại Vườn chim Việt đang nuôi gà Ba Lan với nhiều loại màu sắc khác nhau.
Cận cảnh những đầu mào như những bông hoa - "vương miện" của loài gà Ba Lan.
Có thể bạn quan tâm

Những cuối tháng 10, nông dân xã Vũ An (Kiến Xương) tấp nập làm đất, bón phân, đánh rạch trồng khoai tây. Không ai bảo ai nhưng ai cũng có một mong ước chung là “mưa thuận gió hòa” thu hoạch trước tết để bán được giá cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.

Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.

Nhờ áp dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã trồng thành công các loại rau ôn đới vào mùa hè, thu nhập lên tới cả tỷ đồng/ha/năm.

Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).