Gà Đông Tảo Ở Xứ Quảng

Anh Nguyễn Thanh Tuấn, SN 1978 ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp (Núi Thành, Quảng Nam) là người tiên phong nuôi gà Đông Tảo tại địa phương.
Đầu năm 2013, anh Tuấn tìm đến “quê hương” của gà Đông Tảo tại xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) mua 50 con gà 1 tuần tuổi về nuôi.
Mặc dù đã học hỏi kinh nghiệm, tham khảo tài liệu… nhưng số gà Tuấn mua về bị chết 35 con, song anh vẫn kiên trì nuôi. Đến đợt thứ 2 anh nuôi mua 50 con chỉ chết 5 con. Theo Tuấn, thời điểm gà từ 1 - 2 tuần tuổi nếu thời tiết lạnh thì phải thắp đèn để giữ ấm, nắng nóng thì thả rông, không nhốt. Đặc biệt, khâu vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêm vắc xin phải đặt lên hàng đầu.
Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay trang trại của Tuấn đã cho ra thị trường giống gà Đông Tảo thích nghi với khí hậu miền Trung. Nhiều người tìm đến trang trại của Tuấn để mua giống. Tuy nhiên, với quy mô nuôi chưa lớn nên anh không cung cấp đủ gà giống cho khách.
Hiện anh nuôi trên 200 con gà Đông Tảo, trong đó gần 80 con gà sinh sản. Sau hơn 1 năm nuôi giống gà này, Tuấn đã bán được 300 con gà giống, gà thịt, trừ chi phí thu lãi ròng khoảng 100 triệu đồng.
"Hiện có nhiều người đem gà giống Đông Tảo từ Hưng Yên về đây bán cho bà con, song tỷ lệ rủi ro rất cao, bởi gà chưa thuần với khí hậu vùng nuôi. Gà bố mẹ, gà con của tôi đã quen với môi trường nên khi người dân mua về nuôi chúng thích nghi tốt.
Thức ăn của gà Đông Tảo giống gà ta, nhưng chuồng trại nên làm trong khu vực có nhiều bóng cây che mát. Gà Đông Tảo thường đẻ trứng tự nhiên (mỗi con đẻ từ 12 - 15 trứng) không đẻ vào ổ làm sẵn nên người nuôi phải theo dõi để lấy trứng mang vào lò ấp. Giống gà này rất vụng về trong việc ấp và nuôi con. Chân to, khỏe nên khi đẻ xong là phải thu trứng ngay nếu không chúng bị dẫm vỡ trứng" anh chia sẻ.
Nuôi gà Đông Tảo mang lại hiệu quả kinh tế gấp 15 lần nuôi gà ta, gà thịt có trọng lượng 2 kg có giá gần 3 triệu đồng, trong khi gà ta chỉ 200.000 đồng. Gà giống Đông Tảo cũng có giá cao gấp nhiều lần so với gà ta. Gà 2 ngày tuổi 200.000 đồng/cặp, 1 tuần tuổi 400.000 đồng/cặp; 1 tháng tuổi 2 - 3 triệu đồng/cặp, gà bố mẹ trên 20 triệu đồng/cặp.
Ngoài việc nuôi gà Đông Tảo, anh Tuấn đã mở rộng thêm trang trại rộng 22.000 m2 thả nuôi 10.000 con nhông cát, 100 con kỳ đà, 500 con kỳ tôm, 5.000 con rắn mối… và hơn 10.000 cây ăn quả. Hàng năm cho thu nhập gần 3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 600 triệu đồng.
Anh nói, gà giống cung cấp ra thị trường phải đảm bảo, chỉ những con giống tốt mới bán, làm theo kiểu buôn gian bán lận sẽ đổ vỡ.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè - thu năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào trồng hơn 400 ha sắn KM 94, tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và Quảng An...

Năm 2013, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho nhiều ruộng mía ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là tại thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích bị bệnh lên đến 1.174 ha. Đến vụ mía năm nay, bệnh trắng lá mía tiếp tục lây lan trên địa bàn thị xã, với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Hiện nay, nông dân ở An Giang dang vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên ít sâu bệnh, bên cạnh đó, nông dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy đa phần diện tích lúa hè thu đều trúng mùa. Niềm vui của người nông dân được nhân đôi khi giá lúa hiện nay đang ở mức cao và dễ tiêu thụ...

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), với hơn 1.700 ha cho thu hoạch, vụ này sản lượng na toàn huyện ước đạt 11 nghìn tấn, giảm 1,3 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Huyện Khánh Sơn đang bước vào mùa sầu riêng. Năm nay, tuy giá có cao hơn năm ngoái nhưng nông dân không vui bởi sầu riêng mất mùa. Ông Nguyễn Văn Dư - chủ vườn sầu riêng tại xã Sơn Bình cho biết, sầu riêng bán tại chỗ giá 24.000 - 25.000 đồng/kg, cắt quả còn sống bán cho thương lái giá 18.000 - 18.500 đồng/kg.