Gà Đông Tảo ở Đồng Nai

Trang trại chăn nuôi của doanh nghiệp này được thành lập tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) vào năm 2013.
* Tạo giống thuần chủng
Bà Phan Thị Loan, chủ trang trại, chia sẻ: “Từ khi người em trai trong gia đình nuôi thử nghiệm thành công giống gà đất Bắc này ở vùng đất phương Nam, mấy chị em trong gia đình tôi cùng theo nghề nuôi gà Đông Tảo và các loài chim quý khác. Có người mở trang trại chăn nuôi ở tỉnh Bạc Liêu, bản thân tôi lại quyết định đầu tư trang trại tại Đồng Nai, là địa phương gần các thị trường tiêu thụ lớn, như: TP.Hồ Chí Minh, TP.Vũng Tàu... Hiện Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt do người em trai của tôi làm giám đốc, tổ chức khâu đầu ra cho sản phẩm”.
Ngoài giống gà Đông Tảo, trang trại cũng sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều giống gà, chim quý, như: gà nước, gà lôi, chim trĩ, bìm bịp, uyên ương... Theo bà Loan: “Con giống được nhập về từ các viện nghiên cứu, chúng tôi tổ chức nuôi và chọn lọc ra những cặp giống bố mẹ khỏe mạnh. Khâu nhân giống được thực hiện theo phương pháp thụ tinh nhân tạo để đảm bảo tỷ lệ trứng nở con cao, đặc biệt giữ được sự thuần chủng của con giống”. Các trại nuôi gà, chim được bà Loan tổ chức theo quy trình chăn nuôi an toàn; được đầu tư đệm lót sinh học để đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải trong chăn nuôi được xử lý thành phân bón hữu cơ bán cho nông dân địa phương sử dụng trồng cây.
* Liên kết nông dân
Bà Loan vui vẻ cho biết, ngày đầu trang trại chỉ có vài khách hàng liên hệ đặt con giống thì nay đã nhanh chóng mở rộng ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Chỉ riêng gà Đông Tảo, trung bình mỗi tháng trang trại xuất khoảng 1 ngàn con giống nhưng cung vẫn không đủ cầu. Mỗi tuần, trang trại cũng đều có đơn hàng xuất gà Đông Tảo thương phẩm ra thị trường. Ngoài ra, chim trĩ giống và chim trĩ thịt cũng được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Theo đó, bà Loan đang đầu tư mở rộng quy mô trang trại cả trong sản xuất giống và chăn nuôi thịt thương phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường vẫn rất giàu tiềm năng này.
Bà Loan nhận xét: “Gà Đông Tảo và các giống gà, giống chim của trang trại đang nuôi đều là hàng đặc sản được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao. Chính vì vậy, chúng tôi đang liên kết với nông dân để nhân rộng mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao này. Cụ thể, trang trại cung cấp con giống, kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.

Theo lập luận của VSSA, ở vụ 2014-2015, dự báo tổng nguồn cung đường sẽ là 2 triệu tấn. Con số này chưa kể số NK không chính thức và nhập lậu mà ngành đường đang phải chống chọi rất vất vả. Trong khi đó, mức tiêu thụ năm 2015 sẽ rơi vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy, cả nước sẽ dư thừa trên 600.000 tấn đường. Dư thừa sẽ dẫn đến giảm giá đường. Giảm giá sẽ dẫn đến giảm giá thu mua mía của bà con nông dân.

Những ngày qua, giá lúa IR50404 tại tại một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp được nông dân bán tại ruộng dao động ở mức 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ Thu Đông 2014 vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 500 - 600 đồng/kg.