Gà Đông Tảo ở Đồng Nai

Trang trại chăn nuôi của doanh nghiệp này được thành lập tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) vào năm 2013.
* Tạo giống thuần chủng
Bà Phan Thị Loan, chủ trang trại, chia sẻ: “Từ khi người em trai trong gia đình nuôi thử nghiệm thành công giống gà đất Bắc này ở vùng đất phương Nam, mấy chị em trong gia đình tôi cùng theo nghề nuôi gà Đông Tảo và các loài chim quý khác. Có người mở trang trại chăn nuôi ở tỉnh Bạc Liêu, bản thân tôi lại quyết định đầu tư trang trại tại Đồng Nai, là địa phương gần các thị trường tiêu thụ lớn, như: TP.Hồ Chí Minh, TP.Vũng Tàu... Hiện Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt do người em trai của tôi làm giám đốc, tổ chức khâu đầu ra cho sản phẩm”.
Ngoài giống gà Đông Tảo, trang trại cũng sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều giống gà, chim quý, như: gà nước, gà lôi, chim trĩ, bìm bịp, uyên ương... Theo bà Loan: “Con giống được nhập về từ các viện nghiên cứu, chúng tôi tổ chức nuôi và chọn lọc ra những cặp giống bố mẹ khỏe mạnh. Khâu nhân giống được thực hiện theo phương pháp thụ tinh nhân tạo để đảm bảo tỷ lệ trứng nở con cao, đặc biệt giữ được sự thuần chủng của con giống”. Các trại nuôi gà, chim được bà Loan tổ chức theo quy trình chăn nuôi an toàn; được đầu tư đệm lót sinh học để đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải trong chăn nuôi được xử lý thành phân bón hữu cơ bán cho nông dân địa phương sử dụng trồng cây.
* Liên kết nông dân
Bà Loan vui vẻ cho biết, ngày đầu trang trại chỉ có vài khách hàng liên hệ đặt con giống thì nay đã nhanh chóng mở rộng ra khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Chỉ riêng gà Đông Tảo, trung bình mỗi tháng trang trại xuất khoảng 1 ngàn con giống nhưng cung vẫn không đủ cầu. Mỗi tuần, trang trại cũng đều có đơn hàng xuất gà Đông Tảo thương phẩm ra thị trường. Ngoài ra, chim trĩ giống và chim trĩ thịt cũng được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Theo đó, bà Loan đang đầu tư mở rộng quy mô trang trại cả trong sản xuất giống và chăn nuôi thịt thương phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường vẫn rất giàu tiềm năng này.
Bà Loan nhận xét: “Gà Đông Tảo và các giống gà, giống chim của trang trại đang nuôi đều là hàng đặc sản được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao. Chính vì vậy, chúng tôi đang liên kết với nông dân để nhân rộng mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao này. Cụ thể, trang trại cung cấp con giống, kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng từ đầu năm đã tăng 22,8% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong 5 tháng còn lại của năm 2013, dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ rất căng thẳng.

Khác với hầu hết các loài động vật khác, chim đà điểu không những có hình dáng bên ngoài “khổng lồ” mà những quả trứng của nó cũng rất to lớn. Chính điều này đã cuốn hút được nhiều du khách mỗi khi đến tham quan khu vực trại nuôi đà điểu.

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.